• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những quốc gia có luật lệ kỳ lạ khi…cấm chết!

Du lịch 15/10/2018 10:23

(Tổ Quốc) – Chết là điều không ai có thể tránh được, vậy nhưng trên thế giới có bảy quốc gia mà ở đó “chết” lại là điều… bị cấm.

Vốn dĩ việc "sống – chết" là việc con người không thể tự định đoạt và chết là điều sẽ đến với tất cả mọi người, chúng ta không thể can thiệp hay kiểm soát "sự chết" của mình. Nhưng lại có bảy quốc gia trên thế giới có luật lệ kỳ lại, đó là….Cấm chết.

Những quốc gia có luật lệ kỳ lạ khi…cấm chết! - Ảnh 1.

Vốn dĩ chết là việc con người không thể kiểm soát, vây nhưng bảy quốc gia dưới đây lại có luật lệ kỳ lạ này

Luật này được đưa ra bởi nhiều lý do khác nhau nhưng đa số liên quan tới vấn đề diện tích, khí hậu và tôn giáo.

Longyearbyen, Na Uy

Thị trấn Longyearbyen ở Na Uy được coi là "điểm dừng chân cuối cùng trước khi tới cực Bắc". Nhiệt độ tại trung bình tại đây là -17 độ. Nhiệt độ thấp nhất có thể đến mức – 46,3 độ. Với nhiệt độ lạnh như vậy, xác chết không thể phân hủy và do đó dịch bệnh sẽ lây lan.

Năm 1950, chính quyền thị trấn Longyearbyen đã ban hành lệnh cấm chết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và luật này vẫn còn tồn tại đến nay.

Những người già, người bệnh hấp hối gần chết sẽ được đưa tới các thành phố khác tại Na Uy, nơi họ có thể "chết" một cách an toàn, không gây hại cho người sống.

Đảo Itsukushima, Nhật Bản

Đảo Itsukushima được biết đến với tên phổ biến là Miyajima tại Nhật Bản là một địa điểm linh thiêng. Trên đảo có rất nhiều đền thờ. Để giữ cho sự "tinh khiết", "thanh sạch" của hòn đảo, từ năm 1868, "chết" đã bị cấm .

Những quốc gia có luật lệ kỳ lạ khi…cấm chết! - Ảnh 2.

Đảo Itsukushima là một hòn đảo linh thiêng của Nhật

Không có nghĩa trang hay bệnh viện nào được tìm thấy trên đảo, thậm chí đến tận ngày nay.

Sarpourenx, Pháp

Năm 2008, "cái chết" bị cấm tại làng Sarpourenx của Pháp. Điều luật chỉ rõ: "người dân chỉ có thể chết nếu như họ đã sở hữu một chỗ trong nghĩa trang".

Luật này được đưa ra bởi sự quá tải tại nghĩa trang của làng và người dân sẽ phải đối mặt với hình phạt nếu như họ chết mà chưa "có sẵn một chỗ" trong nghĩa trang.

Lanjaron, Tây Ban Nha

Một vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với những người dân sống ở thị trấn Lanjaron ở miền nam Tây Ban Nha.

Từ năm 1999, người dân địa phương ở thị trấn Lanjaron buộc phải "chăm sóc tối đa sức khỏe của bản thân để không bị chết cho đến khi chính quyền địa phương "bố trí" được đất cho việc chôn cất họ".

Những quốc gia có luật lệ kỳ lạ khi…cấm chết! - Ảnh 3.

Việc không có đất chôn cất khiến chính quyền phải ban hành luật cấm chết

Biritiba Mirim, Brazil

Thị trấn Brazil Biritiba Mirim, 45 dặm về phía đông của Sao Paulo cũng gặp phải vấn đề về "nơi chôn cất". Năm 2015, các quan chức thị trấn đã đưa ra đề xuất "cấm chết" bởi nghĩa trang địa phương đã quá tải với hơn 50.000 ngôi mộ.

Người dân địa phương được khuyến khích chăm sóc sức khỏe của họ để "tránh chết" nhưng luật không nêu rõ nếu như họ chết thì sẽ bị phạt như thế nào.

Cugnaux, France

Một thị trấn nữa tại Pháp cũng phải đối mặt việc hết chỗ tại nghĩa trang địa phương nhưng lại không thể mở một nghĩa trang mới.

Đó là thị trấn Cugnaux ở miền tây nam nước Pháp. Năm 2007, thị trấn này cũng đã ban hành luật "cấm cái chết".

May mắn là thị trấn mới đây đã được phép mở rộng nghĩa trang bởi dân số địa phương đã tăng lên tới 17.000 người.

Sellia, Italy

Ngôi làng thời trung cổ Sellia ở miền nam nước Ý có một lý do rất khác biệt về việc cấm chết vào năm 2015.

Thị trưởng làng - ông Davide Zicchinella ban hành luật cấm người dân địa phương bị bệnh. Theo đó, người dân tại làng nếu không đi khám sức khỏe định kỳ sẽ bị phạt 10 euro mỗi năm.

Trả lời báo chí vào thời điểm đó, ông Davide Zicchinella cho biết: " Luật này được ban hành để hạn chế tối đa cái chết và nâng cao sức khỏe cho người dân".

Lan Hương

NỔI BẬT TRANG CHỦ