• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

NSND Trà Giang và con đường đến với nghệ thuật

21/01/2008 14:35

NSND Trà Giang sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi; tốt nghiệp khoá 1 trường điện ảnh Việt Nam (1962). Đã tham gia đóng 17 phim với các vai tiêu biểu: Chị Kiên, vai diễn đầu tiên trong phim “Một ngày đầu thu”, chị Tư Hậu trong “Chị Tư Hậu”, Dịu trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, Mẹ Thu trong “Em bé Hà Nội”, Nhân trong “Ngày lễ thánh”, Lan trong “Mối tình đầu”, Hương trong “Huyền thoại người mẹ”, vợ Ba Đề Thám trong “Thủ lĩnh áo nâu”,…

NSND Trà Giang sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi; tốt nghiệp khoá 1 trường điện ảnh Việt Nam (1962). Đã tham gia đóng 17 phim với các vai tiêu biểu: Chị Kiên, vai diễn đầu tiên trong phim “Một ngày đầu thu”, chị Tư Hậu trong “Chị Tư Hậu”, Dịu trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, Mẹ Thu trong “Em bé Hà Nội”, Nhân trong “Ngày lễ thánh”, Lan trong “Mối tình đầu”, Hương trong “Huyền thoại người mẹ”, vợ Ba Đề Thám trong “Thủ lĩnh áo nâu”,…

NSND Trà GiangNSND Trà Giang



Ba lần đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc tại: Liên hoan phim (LHP) Moskva (1973); LHP Việt Nam lần IV (1977); LHP Việt Nam lần thứ VIII (1988).

Có lẽ thật khó có nghệ sĩ nào dành được nhiều tình cảm mến mộ của công chúng như nữ diễn viên - NSND Trà Giang. Từ một cuộc gặp gỡ tình cờ hay trong bất cứ buổi giao lưu nào tại một liên hoan phim, một buổi đi nghe nhạc, một buổi xem biểu diễn sân khấu…, mỗi khi trông thấy Trà Giang, khán giả, bạn bè, đồng nghiệp đều hân hoan vây quanh và bày tỏ lòng yêu quý đối với chị.

Giờ đây hội họa còn giúp cho Trà Giang có nguồn hạnh phúc lớn hơn khi thực hiện được hoạt động từ thiện qua việc bán tranh, đấu giá tranh của chị và bạn bè. Chị và một số họa sĩ Trường đại học Mỹ thuật TP HCM, nhóm Hương Cỏ đã góp phần gây quỹ cho các tổ chức từ thiện như Tổ chức giải phẫu quốc tế Nụ Cười, chương trình cứu trợ bão lụt miền Trung, chương trình giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyết tật...

Dưới đây là cuộc trò chuyện với NSND Trà Giang.

Thưa chị Trà Giang, chị đến với điện ảnh như thế nào?

Theo gia đình tập kết ra Bắc, anh chị em chúng tôi ban đầu học ở Trường học sinh miền Nam. Năm 17 tuổi tôi bắt đầu thi vào trường nghề. Thật ra, ngay từ bé, tôi rất thích âm nhạc, thích múa. Có lẽ một phần vì những bộ môn nghệ thuật này gần gũi trong những ngày chúng tôi được theo ba (NSƯT Nguyễn Văn Khánh, Trưởng đoàn Văn công Liên khu V) dẫn đi xem kịch, xem múa, xem cải lương... Chuyện chọn nghề điện ảnh và "đọc" được năng khếu diễn xuất đầu tên ở cô con gái nhỏ đam mê nghệ thuật chính là ba tôi.

Có lẽ, một phần do từng làm công tác điện ảnh thời kháng chiến nên ông tỏ ra quan tâm bộ môn nghệ thuật mới này hơn các bộ môn nghệ thuật khác. Chính ông đã chụp các bức ảnh chân dung cho tôi để khuyến khích tôi gửi đơn đăng ký dự thi tuyển sinh lớp diễn viên điện ảnh. Không biết nhờ tài chụp ảnh của ba hay nhờ tôi "ăn ảnh" nên tôi có tên được chọn học Trường Điện ảnh Việt Nam khóa đầu tiên cùng với các lớp anh chị như: Kim Chi, Minh Đức, Thụy Vân...

Thời ấy, các chuyên gia nước ngoài thường sang hỗ trợ đào tạo cho ngành điện ảnh trẻ Việt Nam, cho nên chúng tôi được rèn luyện bài bản lắm. Ai cũng háo hức chờ đợi vai diễn, mong muốn được thử vai... Một kỷ niệm cũng đáng yêu: khi phim “Vợ chồng A Phủ” khởi quay, chị Đức Hoàn được chọn đóng vai cô Mỹ, chị Mai Châu vào vai bà vợ cả thống lý Pá Tra, anh Trần Phương vào vai A Phủ; còn chúng tôi cũng được chọn đóng vai các cô gái dân tộc vùng cao Tây Bắc (là diễn viên quần chúng ấy mà, có thấy rõ mặt cô nào đâu, nhưng ai cũng rất vui)…

Bây giờ nhìn lại chặng đường nghệ thuật điện ảnh, từ một cô bé với cái tên sông Trà quê hương, theo cha mẹ tập kết ra Bắc, giờ đã thành danh diễn viên - NSND Trà Giang, chắc có nhiều dấu ấn sâu sắc trong chuyện nghề, chuyện đời của một nghệ sĩ?

Tôi rất may mắn khi có duyên đến nghệ thuật điện ảnh qua những vai như vai chị Tư Hậu trong phim “Chị Tư Hậu”, vai Dịu trong “Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm”; vai Hương trong phim “Huyền thoại về người mẹ”; vai vợ Ba Đề Thám phim “Thủ lĩnh áo nâu”..., mỗi vai diễn đều tạo ấn tượng sâu sắc đối với người diễn viên mà tôi cho rằng nó như những vùng ký ức thiêng liêng đi theo cùng với mình qua nhiều năm tháng.

Điếu ấy càng có ý nghĩa hơn mỗi khi ở một góc riêng của vùng quê hương nào đó mình đã từng sống, từng đóng phim hoặc chính những nhân vật mình hóa thân và cả những mối quan hệ liên quan tới những nhân vật thật ngoài đời ấy lại tiếp tục “nối kết” thêm vào cuộc sống đời thường của mình. Bởi vậy, đã có nhiều tình huống tôi gặp thật cảm động. Có lần, trong giờ giải lao phiên họp Quốc hội, một đại biểu đến tìm tôi, bắt tay cảm ơn vì quá cảm kích về nhân vât chị Tư Hậu... Rồi, anh xưng là... chồng chị Tư Hậu thật ở ngoài đời làm tôi khá bất ngờ. Anh kể các con của chị Tư Hậu cũng quý mến và luôn mong gặp được tôi.

Những điều này đối với một nghệ sĩ là hạnh phúc vô cùng. Mới đây, về thăm lại vùng đất Nam Định, thăm lễ hội Phủ Dày, tôi đã gặp những người phụ nữ dẫn con, giao lưu với nghệ sĩ điện ảnh thật nồng hậu; có chị bày tỏ: từ nhỏ đến giờ, hơn nửa đời người, chúng em chỉ mong một lần gặp được cô Trà Giang. Giờ đây, mới được nhìn tận mặt.

Thât không biết nói điều gì hơn... Có một số anh em chiến sĩ quân đội còn bày tỏ rằng sau khi xem phim tôi đóng đã xin xung phong đi B, ra chiến trường. Chúng tôi không thể ngờ rằng từ những câu chuyện nghệ thuật của mình đã mang lại một tình cảm đẹp đẽ, lớn lao đối với công chúng.

…Nghe đồn thuở ấy trong số khán giả mến mộ Chị Tư Hậu, có “chàng nhạc sĩ vĩ cầm” Nguyễn Bích Ngọc, người bạn đồng hương Khu V, và cuối cùng anh "được lọt vào mắt xanh" của chị?

Đó là... chuyện đời, chuyện duyên nợ. Lúc phim "Chị Tư Hậu” được mời tham dự Liên hoan phim Moskva, anh Bích Ngọc đang học ở Nhạc viện Tchaikovski. Không biết chàng nhạc sĩ khi xem phim xong đã mê người trong phim như thế nào mà vế nước quyết định đi tìm cô diễn viên Trà Giang. Anh ấy là một người có tâm hồn thật nồng nhiệt với âm nhạc, nghị lưc, giàu ý chí, sống rất tình cảm, nhân hậu, tính tình dịu dàng nhưng có lúc cũng rất mạnh mẽ. Yêu nhau và lập gia đình cùng nhau, sự đồng cảm về nghệ thuật và những san sẻ giữa hai bộ môn âm nhạc - điện ảnh dường như càng bổ sung cho chúng tôi nhiều hơn trong cuộc sống gia đình, cuộc sống nghệ thuật.

Sự đơm hoa, kết quả của tình yêu này chính là bé Bích Trà ra đời. Con bé chịu ảnh hưởng “gien" âm nhạc từ bố Bích Ngọc nhưng niền đam mê của cô nhạc sĩ này ngay từ nhỏ là cây đàn piano và lớn lên đã quyết định chọn con đường âm nhạc đương đại... Nhiều lần trả lời với mọi người vì sao Trà Giang rẽ ngoặt từ điện ảnh sang hội họa, chị đã bộc bạch tâm sự từ một nỗi buồn riêng, từ sự ra đi vội vã của chồng chị NSƯT Bích Ngọc vì căn bệnh quái ác và nỗi trống vắng khi nghệ sĩ piano Bích Trà, cô con gái cưng của anh chị cũng đang du học và làm việc ở London. Chị đã đến lớp vẽ đầu tiên của những người phụ nữ thành phố yêu nghệ thuật - khởi đầu từ ngôi nhà của dược sĩ Lê Thị Thoa. Tại đây, các "gia sư hội họa truyền đạo" đều là những họa sĩ của Trường đại học Mỹ thuật TP HCM, của Hội Mỹ thuật TP HCM: Phan Mai Trực, Lê Quang Luân, Cao Thị Được…

Con đường đến với hội họa của chị có bóng dáng gì từ con đường nghệ thuật điện ảnh đã qua?

Nếu nói bóng dáng thì phải là tất cả những kỷ niệm, những cảm xúc, những ấn tượng mà người ta đã trải qua. Không phải chỉ có thế giớ điện ảnh mà cả thế giới của đời thường. Với tôi mọi điều trải nghiệm có thể là kỷ niệm mà cũng vừa là vốn sống trong hội họa.

Những ngày tháng đóng phim, tôi đã hóa thân và gần như sống với một thế giới nghệ thuật rất gần với đời sống mọi người của một thời trong chiến tranh. Bởi vậy, những người phụ nữ trong phim như chị Kiên, chị Tư Hậu, chị Dịu và cả những bối cảnh quay phim..., dường như vẫn còn đọng lại rất nhiều hình ảnh trong ký ức của tôi. Nếu tạm gọi là vốn sống, là cảm xúc cũng có thể được. Đó cũng là sự liên tưởng là gợi cảm xúc đến nhanh mỗi khi tôi có dịp trở lại thăm những vùng đất đã qua như: Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Trị, Quảng Bình.

Nhớ một lần trong buổi giao lưu những nghệ sĩ tham gia đóng phim “Chị Tư Hậu” ở Nhà Văn hóa Thanh Niên, (lần ấy có cả nhà văn Anh Đức tham dự), khi nghe tôi nhắc đến những cảnh quay chị Tư Hậu ở vùng đất biển Cảnh Dương, nhà văn Anh Đức cũng kể lúc ấy các anh từ Hà Nội đang trên đường vào Nam, có đi qua và nghe ai đó nhắc đến đoàn phim “Chị Tư Hậu” đang "đóng quân" ở đấy...

Điểm lại những tác phẩm hội họa, nhiều người trong giới mỹ thuật cũng khá ngạc nhiên với tốc độ làm việc, cảm xúc thể hiện và sự "cảm màu" khá tinh tế chị có nghĩ đó là sự đi tìm và gặp gỡ...

Thế giới nghệ thuật nào cũng có cái đẹp, sự tiềm ẩn và có lẫn cả sự bí ẩn của cái đẹp mà ai cũng mong muốn đi tìm, khám phá. Tôi đến với thế giới sắc màu từ tư thế của một “người học trò nhỏ” chăm chỉ, luôn “nắng nghe" từng sắc độ của màu bằng chính cảm xúc của mình.

Gần 10 năm để luyện bút, luyện màu và mỗi lần tìm được gam màu và mình chuyển tải được cảm xúc là một niềm vui khó cắt nghĩa của những người cắm cọ. Có một dạo, gam màu tím gần như là gam chủ đạo trong những bức vẽ của tôi.

Tôi thích vẽ hoa, tĩnh vật và hoa với một trạng thái dịu nhẹ, gợi cảm xúc buồn nhưng không tê tái mà là yên bình. Rồi, có dạo tôi vẽ tranh phong cảnh. Một số bức tôi vẽ về phong cảnh nông thôn, có khi là cánh đồng buổi chiều; làng quê trưa nắng hoặc một làng quê biển với ngôi nhà lá nghèo nàn, một lu nước nhỏ đơn sơ...

Lúc ấy, gam màu vàng của cát dễ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người vẽ. Chẳng hạn, vẽ một bãi biển Quảng Trị, gam màu cát vàng chiếm khoảng không gian rộng và màu của nước biển, của trời trải dài nó là sự cảm nhận đầy ấn tượng của tôi về vùng quê biển miền Trung. Hoặc bức "Hoàng hôn trên sông Trà” là màu của ráng chiều lấp lánh, trong khoảnh khắc ánh sáng sắp chìm khuất. Đôi khi thế giới trong tranh đã giúp tôi tìm lại những ngõ phố quen thuộc ở Hà Nội lúc chớm thu: Hà Nội với hình ảnh Hồ Gươm và cô gái ngồi một mình dưới tán phượng đỏ. Hình ảnh Hà Nội này rất quen thuộc với nhiều người nhưng tôi rất thích cái sắc màu ấm áp, nhẹ nhàng. Cảnh sắc rất trong sáng nhưng vẫn gờn gợn một nỗi buồn nhẹ, lãng mạn.

Theo VnMedia

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ