Nữ giáo viên mất liên lạc suốt 10 ngày bạn bè mới nhớ tới câu nói "nhảy xuống biển"

(Tổ Quốc) - Nữ giáo viên 22 tuổi được cho là đã tự tử. Trước đó, cô đã có những tín hiệu nhưng bạn bè xung quanh đều cho rằng đó chỉ là đùa giỡn.

Theo báo chí địa phương đưa tin, từ ngày 31/8/2020, một nữ giáo viên 22 tuổi đã đến đảo Ngụy Châu, Bắc Hải, Quảng Tây, Trung Quốc để nghỉ ngơi. Và mọi người đã mất liên lạc với cô suốt 10 ngày.

Theo lời kể của gia đình nữ giáo viên, cô ấy bị trầm cảm nhẹ. Trước khi mất liên lạc, cô đã nói với bạn bè rằng mình sẽ "nhảy xuống biển". Điều đó có thể hiểu rằng nữ giáo viên sẽ tự tử. Tuy nhiên, ai cũng chỉ nghĩ đó là một lời nói đùa.

Qua màn hình theo dõi cho thấy, cô gái 22 tuổi đã đi chơi một mình vào tối hôm đó và mất liên lạc, trên tay chỉ có điện thoại di động. Hiện tại đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm.

Nữ giáo viên mất liên lạc suốt 10 ngày bạn bè mới nhớ tới câu nói "nhảy xuống biển", tại sao dấu hiệu tự tử bị xem nhẹ? - Ảnh 1.

Nữ giáo viên 22 tuổi mất liên lạc bị nghi đã tự tử.

Mặc dù, xét theo chuỗi manh mối hiện nay vẫn chưa thể chứng minh rằng nữ giáo viên đã "nhảy xuống biển" theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, nhận định về trạng thái cảm xúc, tâm lý của cô trước khi mất liên lạc khiến mọi người cho ra khả năng tự tử đã xảy ra!

Rối loạn tâm thần - "sát thủ hàng đầu" nhưng luôn bị xem nhẹ!

Trên thực tế, trong cuộc sống hiện đại, chứng rối loạn tâm thần ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

Theo báo cáo của WHO, gần 800.000 người chết do tự tử mỗi năm trên toàn thế giới và cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử. Đây trở thành nguyên nhân tử vong thứ hai ở thanh niên độ tuổi từ 15-29 tuổi.

Về số liệu thực tế, nam giới tự tử nhiều hơn nữ giới. Và tỷ lệ tự tử ở các nước có thu nhập cao thường cao hơn. Rối loạn tâm thần đang trở thành "sát thủ hàng đầu" cướp đi sinh mạng con người!

Điều đáng tiếc là hầu hết chưa ý thức tới chứng rồi loạn tâm thần một cách đúng mực. Thậm chí, bệnh tâm lý còn bị xem nhẹ hơn cảm sốt. Vì vậy, trong những sự việc như của nữ giáo viên trên, bạn bè, người thân thường sẽ không nhận ra những dấu hiệu bất ổn, chỉ nghĩ đó là một trò đùa! 

Tất nhiên, nhìn chung thì một người quyết định tự tử sẽ không nói với những người xung quanh một cách chính thức. Trong hầu hết các trường hợp tự tử do vấn đề tâm lý, nạn nhân sẽ đưa ra tín hiệu ở một mức độ nhất định, một cách đơn giản, nhẹ nhàng và gián tiếp. Vì thế, mọi người đều không nghĩ đến cái chết nên phần lớn cho hiểu lầm tín hiệu tự tử chỉ đùa cợt. 

Về bản chất, đây là một kiểu tự bảo vệ của con người để thoát khỏi cái chết. Nhưng chính kiểu "không nghĩ tới", "không hiểu" của người thân đã khiến họ đứng trên bờ vực suy sụp, cuối cùng chọn cách tự an ủi mình bằng cách quyên sinh. 

Nữ giáo viên mất liên lạc suốt 10 ngày bạn bè mới nhớ tới câu nói "nhảy xuống biển", tại sao dấu hiệu tự tử bị xem nhẹ? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Chúng ta không thể nói rằng những người xung quanh có lỗi, hoặc họ có khả năng cứu được người có ý muốn tự sát. Tuy nhiên, một "hơi ấm nhỏ" của những người khác trên thế giới có thể mang lại sức mạnh cho những người đang gặp vấn đề tâm lý.

Tại sao những người rối loạn tâm lý lại cố che giấu?

Mong manh là đặc tính của con người. Trong trường hợp này, bản thân sự mong manh sẽ trở thành một "khuyết điểm" cá nhân, luôn được che giấu ở mức độ cao nhất. Có thể nói, đối với những người bị rối loạn tâm thần, áp lực tinh thần mà họ nhận được còn đau đớn hơn chính bản thân bệnh tật. Tóm lại, xã hội không có sự khoan dung với những người rối loạn tâm thần. 

Vì vậy, rất nhiều người đang trên đà suy sụp cũng không ai hay biết. Điều này cũng lý giải tại sao nữ giáo viên lại nói đùa "nhảy xuống biển" mà bạn bè xung quanh lại không có chút cảnh giác cô ấy sẽ tìm tới cái chết. Mãi đến 10 ngày sau khi cô mất liên lạc, bạn bè mới nghĩ tới dấu hiệu trên.

Nữ giáo viên mất liên lạc suốt 10 ngày bạn bè mới nhớ tới câu nói "nhảy xuống biển", tại sao dấu hiệu tự tử bị xem nhẹ? - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Đối với cái chết của chính mình, mọi người có thể không bao giờ nhìn thấy nó hoặc cảm thấy nó, nó không có ý nghĩa gì. Do đó, nỗi sợ hãi cái chết tồn tại ở hầu hết mọi người. Nhưng khi một người sợ hãi sự sống, cái chết giống như một lối thoát. Và đây là một logic bản năng của hầu hết những người tự tử để an ủi tinh thần.

Mặc dù ai cũng biết rằng con người là phàm trần, họ luôn không muốn đối mặt với cái chết. Thậm chí, không muốn nhắc đến cái chết, cảm thấy không may mắn. Vì vậy, khi ai đó buông lời "Tôi sắp chết", "Tôi muốn chết", người ta sẽ không chủ động an ủi tâm hồn mỏng manh mà né tránh hoặc cho đó là điềm gở. Vì vậy, người tự tử đã cô đơn tới giây phút cuối cùng. 

Nữ giáo viên mất liên lạc suốt 10 ngày bạn bè mới nhớ tới câu nói "nhảy xuống biển", tại sao dấu hiệu tự tử bị xem nhẹ? - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Một người có thể tự tử thành công trong vòng 40 giây! Nhưng nỗi đau với những người ở lại là vĩnh viễn! Vì vậy, cách tốt nhất là hãy quan tâm, đối tốt với những người xung quanh và không nên đùa cợt mỗi khi có người ra hiệu cầu cứu.

M52

Tin mới