Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary

Đức Khương | 24-05-2020 - 18:11 PM

(Tổ Quốc) - Pannoniasaurus chính là họ hàng và còn là phiên bản nhỏ hơn của loài thủy quái nổi tiếng Mosasaurus. Chúng nổi tiếng là loài Mosasaur sống ở môi trường nước ngọt đầu tiên được biết tới.

Hungary nằm ở vùng nội địa của Châu Âu. Truyền thuyết kể rằng có rất nhiều quái vật sống ở đây. Mặc dù không thể xác nhận tính xác thực của các loài quái vật trong truyền thuyết, nhưng thông qua các mẫu hóa thạch khai quật được ở nơi đây, chúng ta biết được rằng trong thời kỳ kỷ Phấn trắng hơn 80 triệu năm trước, một con loài Mosasaurus (một chi thương long, một nhóm thằn lằn đã tuyệt chủng sống thủy sinh, chúng tồn tại trong thời kỳ tầng Maastricht của Creta muộn, niên đại khoảng từ 70 đến 66 triệu năm trước đây, ở Tây Âu và Bắc Mỹ) với chiều dài 6 mét thực sự tồn tại ở các sông và hồ của Hungary.

Tại Hungary, hóa thạch của các loài cổ sinh vật thường có thể được tìm thấy trong các mỏ than, và lần này cũng không phải ngoại lệ. Vào năm 1999, các nhà cổ sinh vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary tìm thấy những mẩu hóa thạch nằm dưới một hồ chứa chất thải từ một mỏ than đá ở phía Tây Hungary có niên đại tới 84 triệu năm từ hệ tầng Csehbanya Formation.

Sau khi phân tích, các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra rằng những hóa thạch này thuộc họ thằn lằn Meuse, một chi thương long, nhưng thông qua tầng địa chất, các nhà cổ sinh vật học lại khẳng định đây là một loài thương long hoàn toàn mới và chúng sống trong môi trường nước ngọt thay vì dưới biển như những người họ hàng của chúng.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 1.

Vị trí tìm thấy hóa thạch của loài Pannoniasaurus.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 2.

Địa điểm tìm thấy hóa thạch.

Vào tháng 12/2012, sau khi nghiên cứu chuyên sâu những mẫu hóa thạch được phát hiện, các nhà cổ sinh vật học đã xuất bản một bài nghiên cứu có tựa đề "Loài thằn lằn sông Meuse đầu tiên thuộc kỷ Phấn trắng tại Hungary", trong bài nghiên cứu, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên gọi chính thức của chúng là Pannoniasaurus.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 3.

Tên gọi Pannoniasaurus bao gồm "Pannonia", đây là tên của một tỉnh thời La Mã, bao gồm một phần của Hungary ngày nay, nơi phát hiện ra các mẫu hóa thạch và "saurus" trong tiếng Latin có nghĩa là thằn lằn, và tên gọi khoa học chúng thức của chúng là Pannoniasaurus cheapectatus.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 4.

Các hóa thạch được tìm thấy trong hồ chứa chất thải từ một mỏ than đá ở phía Tây Hungary thuộc về nhiều con Pannoniasaurus chứ không phải một con, chúng có chiều dài trung bình từ 1 tới 4 mét và đều là các cá thể chưa trường thành. Sau khi tính toán, các nhà cổ sinh vật học cho biết chúng có thể đạt tới chiều dài 6 mét khi trưởng thành. Sau khi mô phỏng cơ thể của chúng, có thể thấy loài thương long này có thân hình khá mỏng và dài, đặc biệt chúng mỏng hơn rất nhiều so với những loài thương long dưới đại dương.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 5.

Chúng sống trong nước ngọt phần lớn thời gian, song khi nước cạn hoặc khi cần di chuyển từ sông này tới sông khác, chúng đã phải leo lên bờ không khác gì với các loài cá sấu. Răng của Pannoniasaurus tương đối nhỏ và sắc, là dấu hiệu cho thấy chúng chỉ ăn cá. Ngoài ra, có thể chúng cũng ăn các loài động vật lưỡng cư và thằn lằn.

Pannoniasaurus sở hữu một hộp sọ dài (khoảng 0,5 mét), miệng của chúng được bao phủ bởi rất nhiều chiếc răng sắc nhọn - đây cũng chính là vũ khí săn mồi của chúng.

Ngoài ra, chúng còn sở hữu một cái cổ ngắn, thân dài, cái đuôi thon ở phía sau và có thể có một vây đuôi ở cuối. Hai cặp vây ở phía trước và phía sau dưới cơ thể của Pannoniasaurus khác với các vây hình mái chèo của các loài thằn lằn biển.

Thay vào đó là những vây có hình dáng khá giống với các chi và có móng vuốt được kết nối với nhau thông qua các màng giữ kẽ ngón chân. Do số lượng hóa thạch được phát hiện vẫn còn rất hạn chế, nên hình dạng thực tế các chi của chúng cho tới nay vẫn chỉ là phỏng đoán.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 6.

Loài này có chiều dài tầm 6 mét và nặng hơn 100 kg, có hộp sọ dẹt như cá sấu. Bốn chi của chúng có hình dạng giống chân hơn vây nên các nhà nghiên cứu cho rằng chúng thường xuyên leo lên bờ và là một trong các loài Mosasaur cổ nhất vì tứ chi chưa tiến hóa hết thành vây chèo.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 7.

Thông qua phân tích niên đại carbon, các nhà cổ sinh vật học khẳng định rằng loài Pannoniasaurus sống ở kỷ Phấn trắng muộn từ 85 đến 83 triệu năm trước, khi Châu Âu vẫn đang bị chia cắt bởi nước biển dâng cao.

Hóa thạch của Pannoniasaurus đến từ hệ tầng Csehbánya Formation. Hóa thạch của cá, lưỡng cư, bò sát và cá sấu cũng được tìm thấy trong tầng địa tầng này và cho thấy khu vực này trước kia từng là môi trường nước ngọt.

Ngoài ra, tại hệ tầng Csehbánya Formation còn phát hiện được rất nhiều mẫu hóa thạch đến từ các loài như Ajkaceratops, Hungarosaurus, Mochlodon, Pneumatoraptor, Bakonydraco...

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 8.

Các nhà cổ sinh vật học cho rằng Pannoniasaurus là một trong những loài săn mồi hàng đầu trong môi trường nước ngọt ở thời đại của chúng. Theo phân tích cấu trúc hộp sọ và hàm răng của chúng, các nhà cổ sinh vật học tin rằng thức ăn chính của chúng là cá và các loài động vật lưỡng cư trong nước, và đôi khi chúng cũng tấn công cả thằn lằn và khủng long khi tới gần môi trường mà chúng sinh sống.

Không giống như đại đa số các loài thương long, các học giả tin rằng Pannoniasaurus sở hữu các vây giống như bàn chân và có thể giúp cho chúng leo lên đất liền để di chuyển thay vì sống cả đời dưới nước như những người họ hàng của mình.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 9.

Ngày nay, chúng ta biết được rằng tổ tiên của những loài thương long là những con thằn lằn sống trên cạn giống như loài cá voi có tổ tiên sống trên đất liền và chuyển hóa dần sang cuộc sống thủy sinh cùng với môi trường địa lý của Châu Âu thời điểm đó bị chia cắt bởi đại dương, nhiều nhà cổ sinh vật học đã tự đặt câu hỏi, liệu có phải Pannoniasaurus đã tiến hóa để thích nghi từ môi trường sống nước mặn sang nước ngọt?

Có giả thuyết loài này thuộc về họ Tethysaurinae và là một loài thằng lằn sông khá nguyên thủy và có khả năng chúng đã sống ở môi trường nước ngọt ngay từ đầu thay vì chuyển hóa từ nước mặn sang nước ngọt.

Nếu điều này là sự thực thì điều này có thể chứng minh rằng Pannoniasaurus đã tiến hóa độc lập và khác với hầu hết những loài thương long khác sống dưới đại dương.

Tuy nhiên vẫn có giả thuyết khác là các cá thể Pannoniasaurus này được tìm thấy ở trong môi trường nước ngọt vào thời điểm chúng chết, không nhất thiết có nghĩa là chúng đã sống trong môi trường sông hồ nước ngọt.

Thực tế có thể giống như loài cá sấu nước mặn và cá mập bò, chúng thỉnh thoảng có thể vẫn bị thu hút bởi mùi xác chết của một con khủng long nào đó ở thượng nguồn, hoặc có lẽ đã bị cuốn vào một con sông nào đó bởi một cơn bão lớn mà không thể trở lại biển được.

Và có lẽ câu trả lời chính xác vẫn cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể tìm ra.

Pannoniasaurus: Quái vật dài 6 mét ở vùng nước ngọt của Hungary - Ảnh 10.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM