• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Pháp: Chính sách hợp tác văn hóa quốc tế

Văn hoá 01/02/2019 10:12

(Tổ Quốc) - Tầm nhìn hợp tác văn hóa quốc tế của châu Âu và quốc tế ngày càng quan trọng đối với các chính sách văn hóa. Thời gian qua, Bộ Văn hóa và Bộ Ngoại giao Pháp đã hợp tác chặt chẽ trong công tác hợp tác văn hóa quốc tế. Các mục tiêu chính của hợp tác văn hóa quốc tế Pháp gồm: quảng bá các lĩnh vực văn hóa sáng tạo ở châu Âu và quốc tế; ủng hộ giao lưu văn hóa và đa dạng văn hóa; tiếp nhận và tổ chức các chương trình của chuyên gia văn hóa, nghệ sĩ nước ngoài tại Pháp.



Pháp: Chính sách hợp tác văn hóa quốc tế - Ảnh 1.

My FrenchFilmFestival.com là một loại hình sáng tạo trực tuyến được thực hiện bởi Unifrance Films. Ảnh: Culturalpolicies.net

1. Ngoại giao văn hoá

Mạng lưới văn hoá và thể chế của Pháp ở nước ngoài

Có nhiều tổ chức, cơ quan quảng bá và hợp tác văn hóa của Pháp được thành lập ở nước ngoài. Những tổ chức tiêu biểu cho hoạt động này phải kể đến là: Viện Pháp, một tổ chức công được thành lập vào năm 2011 kế vị Hiệp hội Cultresfrance với phạm vi hoạt động rộng hơn và có nhiều hơn nguồn lực. Viện Pháp chịu trách nhiệm thúc đẩy chính sách văn hoá đối ngoại của Pháp về trao đổi nghệ thuật - biểu diễn và nghệ thuật thị giác, kiến trúc, xây dựng sự phổ biến về văn học, điện ảnh, ngôn ngữ, kiến thức và ý tưởng của Pháp trên toàn thế giới; Tổ chức Alliance Francaise, đã tiếp quản vào năm 2007 các hoạt động quốc tế của Liên minh Francaise của Paris để thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Pháp; Cơ quan Giáo dục tiếng Pháp ở nước ngoài (AEFE), một tổ chức công được thành lập năm 1990 để giám sát mạng lưới trường học Pháp trên thế giới; và Cơ quan Campus France, chịu trách nhiệm từ năm 2010 về việc quảng bá hệ thống giáo dục đại học của Pháp.

Một số tổ chức đặc biệt tập trung vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hoá Pháp ở nước ngoài như: Văn phòng quốc tế de l'edition francaise (Văn phòng quốc tế xuất bản tiếng Pháp) cho ngành công nghiệp sách và xuất bản. Văn phòng này hoạt động và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chuyên nghiệp như là Liên đoàn Xuất bản Lao động Quốc gia (SNE); Hiệp hội phim Unifrance được thành lập vào năm 1949 để thúc đẩy điện ảnh Pháp trên thế giới; …Các tổ chức này chung tay xây dựng mạng lưới văn hoá ở nước ngoài.

Khung châu Âu

Pháp đã thông qua một số hiệp ước của Hội đồng châu Âu trong lĩnh vực văn hoá: Công ước văn hoá châu Âu năm 1955; Công ước về bảo vệ di sản kiến trúc châu Âu năm 1987; Công ước châu Âu về bảo vệ di sản khảo cổ (năm 1996) và Công ước châu Âu về hợp tác sản xuất điện ảnh vào năm 2001.

Năm 1999, Pháp đã ký Hiến chương châu Âu về Ngôn ngữ khu vực và dân tộc thiểu số, trong năm 2008 cũng sửa đổi Hiến Pháp điều 75-1: "Ngôn ngữ khu vực là một phần của di sản Pháp".

Tổ chức và đối thoại với nền văn hoá nước ngoài 

Việc thúc đẩy nền văn hoá nước ngoài là một truyền thống bắt nguồn từ lịch sử Pháp, góp phần vào sự vận động tính đa dạng văn hoá. Một số tổ chức được thành lập để thực hiện nhiệm vụ này bao gồm: Cite Internationale des Arts được thành lập vào năm 1965 để cung cấp thời gian lưu trú ngắn hoặc dài (2 tháng đến 1 năm) cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp muốn phát triển các tác phẩm nghệ thuật ở Pháp; Onda - Một tổ chức phi lợi nhuận thành lập vào năm 1975, được tài trợ bởi Bộ Văn hoá. Onda tham gia tích cực vào hợp tác và mạng lưới châu Âu để khuyến khích việc tổ chức giới thiệu các sản phẩm văn hóa nước ngoài; Viện Văn hoá Thế giới (Maison des Cultures du Monde) được thành lập vào năm 1982 để tổ chức trưng bày các sản phẩm nước ngoài.

Pháp: Chính sách hợp tác văn hóa quốc tế - Ảnh 2.

Tổ chức Cite Internationale des Arts. Internationale des Arts

2. Các chương trình thúc đẩy hợp tác văn hoá châu Âu và quốc tế

Nhiều chương trình đang được thực hiện nhằm ủng hộ, thúc đẩy hợp tác văn hoá châu Âu và quốc tế bao gồm:

Chương trình Di sản châu Âu với mong muốn làm nổi bật các di sản tôn vinh sự hội nhập, lý tưởng và lịch sử châu Âu.

Chương trình "Sáng tạo châu Phi và Caribe" hỗ trợ những sự kiện lớn nhằm mục đích xây dựng và tăng cường tính chuyên nghiệp.

Các hoạt động khuyến khích sự sáng tạo hiện đại được hỗ trợ bởi Viện Pháp: Baltic Sounds dành riêng cho âm nhạc đương đại, Danse cho thể loại nhảy đương đại hoặc Paris Calling cho nghệ thuật đương đại.

Từ năm 2008, Viện Pháp cho phép đặt lịch xem các loại hình nghệ thuật khám phá sự sáng tạo mới đây nhất của các nghệ sĩ sống ở Pháp, cùng với những lễ hội quốc tế được công nhận. My FrenchFilmFestival.com là một loại hình sáng tạo trực tuyến được thực hiện bởi Unifrance Films, cung cấp cho người dùng internet từ khắp nơi trên thế giới cơ hội khám phá và đánh giá điện ảnh Pháp.

Rạp chiếu phim Cinemas du Monde Pavilion nằm ở trung tâm ngôi làng quốc tế của Liên hoan Phim Cannes, rạp chiếu là một địa điểm độc đáo dành riêng cho điện ảnh thế giới (từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh, Trung và Đông Âu, và gần đây là Trung Đông).

Cinematheque Afrique (Thư viện phim châu Phi) được thành lập năm 1961 bởi Bộ Ngoại giao, với mục đích bảo tồn di sản phim châu Phi và tạo thành một bộ sưu tập đầy đủ nhất của các bộ phim Châu Phi từ những năm 1960.

Chương trình Conservatoire itinerant de danse classique đặc biệt hướng tới các quốc gia có truyền thống cổ điển hoạt động tích cực ở miền Bắc Châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc.

Chương trình hỗ trợ cho lĩnh vực sách và xuất bản, do Viện Pháp, Bộ Văn hoá và Trung tâm sách Quốc gia điều hành với những hoạt động: có mặt trong các hội chợ sách ở nước ngoài; viện trợ cho dịch thuật và phân phối các sản phẩm biên tập của Pháp; đào tạo thế hệ dịch giả mới của Pháp; trợ cấp cư trú cho trường đại học quốc tế của các dịch giả văn học; thực hiện các cơ sở dữ liệu về các công trình dịch ra tiếng nước ngoài; hỗ trợ cho các tập đoàn và mạng lưới biên tập nói tiếng Pháp.

Chương trình đào tạo và trao đổi văn hóa chuyên nghiệp. Bộ Văn hoá từ lâu đã phát triển các chương trình đào tạo và tổ chức các sự kiện cho các chuyên gia và nghệ sĩ văn hoá nước ngoài như các khoá đào tạo, hội thảo cùng các cuộc họp trong tất cả các lĩnh vực văn hoá.

Kinh nghiệm của Pháp về quản trị nghệ thuật và chính sách văn hoá cũng được đánh giá cao qua việc tổ chức các cuộc họp Malraux, tính đến năm 2012 đã có 74 cuộc họp Malraux đã được tổ chức tại 48 quốc gia. Các cuộc họp này đều thể theo nguyện vọng của các nước muốn được học hỏi cách quản lý và phát triển lĩnh vực văn hoá từ Pháp.

3. Đối thoại liên văn hoá xuyên biên giới và hợp tác

Các cơ quan trên lãnh thổ châu Âu nằm trong khu vực biên giới đã phát triển nhiều mạng lưới và dự án hợp tác với các đối tác ở phía bên kia biên giới, dẫn đến sự hình thành các nhóm và tổ chức thường được đặt tên là "vùng châu Âu" (Euroregions). Những động thái này, một mặt, được khuyến khích bởi các chính sách của Hội đồng châu Âu ủng hộ hợp tác xuyên biên giới (đặc biệt là Công ước Madrid năm 1981) và, mặt khác, chúng được hỗ trợ tài chính của chính sách khu vực Liên minh châu Âu. Các mối quan hệ xuyên biên giới là vô số và thường liên quan đến các lí do văn hoá, lịch sử và ngôn ngữ minh hoạ sự tiến hoá của các biên giới giữa các nước châu Âu thông qua lịch sử.

Tại Pháp, với 11 khu vực trong số 22 khu vực đất liền, có chung biên giới với một số quốc gia: Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Andorra và Monaco. Các mối quan hệ biên giới là rất nhiều và thường liên quan đến văn hoá, lịch sử và ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ biến chuyển về biên giới giữa các nước.

Các khía cạnh được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của mỗi khu vực như:

Khía cạnh lịch sử-di sản, đề cập đến các đặc điểm văn hoá lịch sử và di sản, những đặc điểm khác biệt với những quốc gia khác; các tour triển lãm và dự án về di sản, lịch sử, quảng bá các ngôn ngữ và văn hoá khu vực.

Khía cạnh sự kiện, theo quan điểm truyền thông lãnh thổ. Các sự kiện xuyên biên giới có thể đa dạng, với những lễ hội như: lễ hội văn học, lễ hội khiêu vũ ở Basque,vv.

Khía cạnh mạng lưới, khía cạnh này liên quan đến các vấn đề như mạng lưới chuyên nghiệp, chặt chẽ và quan trọng hơn cả là mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, tổ chức với khán giả: những liên kết này thường là các tuyên bố văn hoá chính thức và hội nghị trong vùng châu Âu, các công trình nghệ thuật xuyên biên giới. Các công cụ hỗ trợ cho khía cạnh này bao gồm những nền tảng kỹ thuật số và nhiều trang web, hưỡng dẫn văn hoá. Ngoài ra còn có các chương trình do Pháp phát triển từ những năm 1980 ở những vùng Alsace và Loraine, Aquitaine và Poitou-Charentes.


Hiền Lê (nguồn: Culturalpolicies.net)

NỔI BẬT TRANG CHỦ