• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Pháp đột phá cơ hội cho cuộc xung đột Ukraine

Thế giới 16/11/2019 14:40

(Tổ Quốc) - Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris vào ngày 9 tháng 12 trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của họ.

Sự kiện này hướng đến những giải pháp chấm dứt cuộc xung đột nửa thập kỷ ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp cho biết hôm thứ Sáu.

Hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự hội nghị thượng đỉnh bốn bên nhằm giải quyết cuộc xung đột ở phía đông Ukraine, nơi phe ly khai thân Moscow đã tuyên bố quyền kiểm soát các khu vực ly khai, Điện Elysee cho biết.

Ông Macron, người đang dẫn dắt một tiến trình vì hòa bình ở Ukraine, đã hy vọng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh 4 bên vào tháng 9. Tuy nhiên, kì vọng này đã bị cản trở bởi nhiều rào cản trong việc giải quyết cuộc xung đột.

Pháp đột phá cơ hội cho cuộc xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Pháp hi vọng thượng đỉnh 4 bên lần này sẽ mang lại hi vọng cho cuộc xung đột Ukraine. Ảnh: Yahoo News/ AFP.

Điện Elysee cho biết rằng gần đây đã có "tiến bộ lớn" trong các cuộc đàm phán giữa các bên, điều đã cho phép quân đội phe li khai và chính phủ Ukraine rút lui khỏi một số khu vực xung đột quan trọng.

Tổng thống Pháp cho biết cuộc họp "sẽ cho phép mở ra một loạt các bước đi mới để thực thi thỏa thuận Minsk" năm 2014 và 2015 nhằm chấm dứt xung đột, văn bản vẫn chưa được thực hiện thích hợp.

Tổng thống Ukraine đã xác nhận thời điểm diễn ra cuộc họp và nói thêm rằng ông Macron đã đối thoại với ông Zelensky qua điện thoại.

Lằn ranh phù hợp

Cuộc gặp giữa ông Putin và ông Zelensky đã được dự đoán từ nhiều tháng trước, sau khi cựu danh hài lên nắm quyền vào tháng 5 nhờ vào cam kết vừa mang lại hòa bình vừa giành lại quyền kiểm soát của Kiev đối với các khu vực ly khai.

Quân đội Ukraine và phe ly khai được Moscow hậu thuẫn hôm thứ Bảy đã phát động giai đoạn cuối cùng của tiến trình rút quân – động thái được coi là tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh 4 bên diễn ra.

Cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ cố gắng chấm dứt một cuộc xung đột trong đó những người ly khai tuyên bố quyền kiểm soát các khu vực  Donetsk và Lugansk ở miền Đông và cuộc xung đột với quân đội Kiev đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.

Ukraine và các đồng minh phương Tây cáo buộc Moscow đã ủng hộ tài chính và quân sự cho phe ly khai, điều mà Nga hoàn toàn phủ nhận.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch, các nhà đàm phán Ukraine, Nga và phe ly khai cũng đã nhất trí về một lộ trình dự kiến về cấp quy chế tình trạng đặc biệt cho các lãnh thổ ly khai nếu họ tiến hành bầu cử tự do và công bằng theo hiến pháp Ukraine.

Nhưng ông Zelensky cũng cần phải vạch ra một đường đi tốt đẹp vì kế hoạch của ông đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ ở trong nước, đặc biệt là từ các cựu chiến binh và những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Thomas Greminger, Tổng thư ký của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cảnh báo rằng "tiến trình này rõ ràng không nên được đánh giá quá cao".

"Vẫn còn những vấn đề cần được làm sáng tỏ", đáng chú ý là về tình trạng đặc biệt của các lãnh thổ ly khai và các cuộc bầu cử, người đứng đầu OSCE nói với ấn bản báo in hôm thứ bảy của tờ báo Le Monde, Pháp.

'Đối thoại với Nga'

Ông Macron, người đã có một cuộc họp kéo dài tại nơi ở mùa hè của ông với ông Putin vào tháng 8, đã gây tranh cãi trong những tháng gần đây bằng cách thúc đẩy đối thoại với Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Economist tuần trước, ông nói rằng "nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình ở châu Âu, để xây dựng lại quyền tự chủ chiến lược của châu Âu, chúng ta cần xem xét lại lập trường của mình với Nga".

Xem xét các lựa chọn chiến lược dài hạn của Nga dưới thời Putin, ông Macron nói trong cuộc phỏng vấn rằng Nga không thể thịnh vượng trong sự cô lập, không muốn trở thành "chư hầu" của Trung Quốc và cuối cùng sẽ phải chọn "dự án hợp tác với châu Âu".

"Chúng tôi cần mở lại một cuộc đối thoại chiến lược, không ngây thơ và sẽ phải cần thời gian, với Nga," ông Macron nói.

Cuộc xung đột ở phía đông Ukraine đã nổ ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 của Nga, khiến mối quan hệ của Moscow với phương Tây bị đóng băng sâu.

Ông Macron cũng cho biết Nga có thể quay lại nhóm G8 –gồm các quốc gia hàng đầu toàn cầu nếu cuộc xung đột Ukraine được giải quyết.

Hội nghị thượng đỉnh bốn bên được gọi là "cơ chế Normandy" sau cuộc họp đầu tiên quy tụ bốn nguyên thủ quốc gia ở Normandy vào năm 2014.

Cuộc họp cuối cùng như vậy diễn ra tại Berlin vào tháng 10 năm 2016, trước khi ông Macron nhậm chức và trong khi người tiền nhiệm của Zelensky, ông Petro Poroshenko vẫn còn nắm quyền.

Người đứng đầu OSCE Greminger nói rằng việc Nga giải quyết xung đột là vì lợi ích của Nga.

"Cuộc chiến này đang khiến Moscow phải trả giá đắt", ông nói.

Nga đã "trả giá bằng việc chịu các biện pháp trừng phạt, về chi phí ủng hộ cuộc xung đột và về danh tiếng, điều họ cũng đang bị tổn hại."

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ