Phát hiện trứng hóa thạch lớn nhất trong thời đại khủng long, nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập

Đức Khương | 07-07-2020 - 20:57 PM

(Tổ Quốc) - Các nhà thám hiểm ở Nam Cực đã phát hiện quả trứng có vỏ mềm lớn nhất từng thấy trong thời đại khủng long. Nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập.

Phát hiện trứng hóa thạch lớn nhất trong thời đại khủng long, nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập - Ảnh 1.

Mẫu hóa thạch trứng này có niên đại khoảng 66 triệu năm nước, nó được tìm thấy ở Nam Cực, nhưng không hiểu vì một lý do nào đó mà sau khi được phát hiện, nó đã bị lãng quên trong gần một thập kỷ.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu không chắc chắn được rằng mẫu hóa thạch này là gì và nó thế từ đâu, bởi vậy họ đã đặt tên cho mẫu hóa thạch này là "The Thing".

Nhưng một nghiên cứu được công bố gần đây đã đã giải mã được bí ẩn của mẫu hóa thạch này. Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã thực hiện nghiên cứu và tuyên bố rằng "The Thing" là một mẫu vật hóa thạch trứng khổng lồ và là mẫu vật hóa thạch trứng lớn nhất trong thời đại khủng long từng được con người phát hiện.

Lucas Legendre, tác giả chính của nghiên cứu, nói với Business Insider: "Đây là một mẫu hóa thạch trứng có kích thước rất lớn, nó có kích thước tương đương với một quả bóng bầu dục Mỹ và có vẻ như đây là trứng của thằn lằn hoặc rắn".

Mặc dù kích thước và nguồn gốc địa lý của mẫu hóa thạch đã được biết một cách rõ ràng, nhưng vẫn còn tồn tại một câu hỏi: "Chúng tôi tò mò và không biết con vật nào có thể đẻ quả trứng đó", Legendre nói.

Legendre và nhóm của ông nghĩ rằng nó đến từ một loài bò sát biển khổng lồ - chẳng hạn như Mosasaur (Thương long) hoặc Plesiosaur (Thằn lằn đầu rắn)- Những loài bò sát biển có kích thước khổng lồ chuyên ăn thịt cá mập và những loài sinh vật biển khác. Nhưng trên thực tế kết luận này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.

Legendre và các đồng nghiệp của mình đã phát hiện ra "The Thing" vào năm 2011 ở vị trí ngoài khơi Nam Cực trên đảo Seymour, sau đó họ đã mang mẫu vật này đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile.

Các nhà nghiên cứu đã xác định hóa thạch này là trứng của một loài thằn lằn biển chưa từng được phát hiện và họ đặt tên cho chúng là Antarcticoolithus bradyi. Nhưng trên thực tế các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy bất kỳ hóa thạch xương nào của loài sinh vật biển này.

Mẫu hóa thạch trứng có vẻ ngoài khá nhăn nheo, điều đó cho thấy sinh vật ở bên trong đã nở ra trước khi quả trứng này bị hóa thạch, Legendre cho biết.

Dựa trên kích thước của quả trứng (11 inch x 7 inch), ông nói thêm, sinh vật đẻ ra quả trứng có kích thước lớn như vật sẽ có chiều dài cơ thể hơn 20 feet không tính chiều dài đuôi, như vậy loài thằn lằn biển này có chiều dài cơ thể gấp đôi chiều dài của một con cá mập trắng lớn.

Phát hiện trứng hóa thạch lớn nhất trong thời đại khủng long, nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập - Ảnh 2.

Đây là quả trứng có kích thước lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ XVIII. Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử và các thiết bị quang phổ và nhiễu xạ tia X để đi đến kết luận rằng đây là một quả trứng có vỏ mềm, tương tự như của các loài rắn và thằn lằn ngày nay.

Và với kích thước như vậy, sinh vật này hoàn toàn phù hợp với những gì các nhà cổ sinh vật học biết về các loài bò sát biển trong bộ Plesiosaur, loài Plesiosaur lớn nhất từng được tìm thấy đến từ Nam Cực và đạt chiều dài từ 32 feet trở lên.

Quả trứng được khai quật ở thành hệ Lopez de Bertodano trên đảo Seymour ở bán đảo Nam Cực, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra được những mẫu vật hóa thạch của những con Mosasaur và Plesiosaur tại đây. Điều đó cho thấy rằng Nam Cực trong thời kỳ khủng long có thể là "vườn ươm" của các loài bò sát biển, Legendre chia sẻ trong một thông cáo báo chí.

Phát hiện trứng hóa thạch lớn nhất trong thời đại khủng long, nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập - Ảnh 3.

Quả trứng được khai quật ở thành hệ Lopez de Bertodano trên đảo Seymour ở bán đảo Nam Cực. Vào thời tiền sử, khu vực này không có băng và ấm áp hơn nhiều, với những cánh rừng bao phủ phần lớn đất liền.

Nhưng kết luận rằng quả trứng này đến từ một loài thuộc bộ Plesiosaur hoặc Mosasaur vẫn còn gặp rất nhiều phản đối bởi cho tới nay có rất nhiều nhà khoa học không nghĩ rằng những sinh vật như vậy là loài đẻ trứng.

"Một quả trứng có vỏ với kích thước khổng lồ ở dưới nước sẽ đặt ra rất nhiều vấn để cho việc ấp trứng ở loài bò sát, bởi những loài bò sát biển thường phải liên tục ngoi lên mặt nước để hít thở", Ben Kear, nhà cổ sinh vật học từ Đại học Uppsala ở Thụy Điển cho biết.

Dựa theo niên đại và kích thước của quả trứng hóa thạch này có thể thấy chúng có nhiều điểm phù hợp với trứng của loài Saurepad khổng lồ đi lang thang trên Trái Đất trong thời gian đó, Legendre nói. Saurepad là loài khủng long ăn cỏ, cổ dài như loài Brontosaurus hay Diplodocus.

Nhưng hình dạng thon dài của quả trứng này lại không khớp với những quả trứng khủng long khác của loài Saurepad, bởi trứng của chúng có hình tròn hơn. Kích thước và lớp vỏ mỏng của háo thạch trứng này cho thấy, Antarcticoolithus bradyi sinh sản theo kiểu noãn thai sinh, có nghĩa trứng phát triển bên trong cơ thể con mẹ và nở ngay sau khi đẻ.

Phát hiện trứng hóa thạch lớn nhất trong thời đại khủng long, nó có thể đến từ một loài bò sát cổ đại chuyên ăn thịt cá mập - Ảnh 4.

Cho đến tận bây giờ, mọi quả trứng khủng long từng được tìm thấy đều có vỏ cứng, giống như trứng của những loài chim. Nhưng phát hiện mới cho thấy một số loài khủng long sớm nhất đã đẻ trứng có vỏ mềm như rùa.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM