• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quân đội Đan Mạch sẵn sàng đổ bộ Iraq, Baltic: Đòn hiệu quả đối phó Nga?

Thế giới 28/06/2018 14:56

(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelsen mô tả động thái trên là để "chống khủng bố ở miền Nam" và kiềm chế "sự tấn công của Nga" ở phía Đông.

Tuyên bố về bước đi này trước thượng đỉnh NATO sắp tới, Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelsen mô tả động thái này là để "chống khủng bố ở miền Nam" và kiềm chế "sự tấn công của Nga" ở phía Đông.

Chính phủ Đan Mạch đã lên tiếng sẵn sàng tăng, nếu được yêu cầu, những đóng góp quân sự của họ tới Iraq và các nước vùng Baltic như một phần của sự tham gia quốc tế của Đan Mạch trong những năm tới, kênh TV2 đưa tin.

Đan Mạch, nếu được đề nghị, có thể tăng nhân lực trú đóng tại Iraq để huấn luyện quân đội nước này, Bộ trưởng Ngoại giao Anders Samuelsen và Bộ trưởng Quốc phòng Claus Hjort Frederiksen đã nêu trong một cuộc họp với Ủy ban chính sách đối ngoại quốc hội.

Đan Mạch thời gian gần đây đang có nhiều động thái tăng cường hiện diện quân sự trên toàn cầu.

"Chính phủ dự định đóng góp nhiều hơn ở miền Nam và miền Đông. Điều này, là để chống khủng bố ở miền Nam và cũng liên quan đến sự tấn công của Nga ở phương Đông", Anders Samuelsen nói và cho biết thêm rằng nỗ lực của Đan Mạch là một dấu hiệu của tinh thần đoàn kết.

Samuelsen cũng đề cập đến việc có thể gửi thêm quân tới Baltics. Tuy nhiên, số lượng quân đội, nếu được gửi đi, không được đề cập.

Ủy ban trên đã bật đèn xanh cho chính phủ thúc đẩy những kế hoạch này, sẽ được trình bày dưới dạng cụ thể hơn tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, trong đó cả hai bộ trưởng trên sẽ tham gia. Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ được tổ chức tại Brussels vào ngày 11-12/7 và các cuộc tấn công mạng, chống khủng bố và chiến tranh lai dự kiến sẽ thống trị chương trình nghị sự.

Vào tháng 5/2018, Đan Mạch đã thông báo quyết định rút khoảng 60 lính đặc nhiệm rời Iraq, vì hầu hết các khu vực được kiểm soát bởi IS đã được giải phóng. Trong khi việc rút quân dần dần dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối mùa thu, Đan Mạch vẫn giữ khoảng 180 nhân viên quân sự đóng quân tại căn cứ không quân al-Asad và hỗ trợ giám sát radar và huấn luyện lực lượng an ninh Iraq.

200 binh sĩ Đan Mạch khác đóng quân tại cơ sở Tapa ở Estonia như là một phần trong lực lượng 4.000 quân của NATO nhằm tăng cường bảo vệ cho các quốc gia vùng Baltic.

Gần đây, Đan Mạch đã chịu áp lực từ NATO và Mỹ để tham gia nhiều hơn trong liên minh. Chi tiêu quân sự của Đan Mạch hiện chiếm khoảng 1,1% GDP, thấp hơn mức cam kết chung của NATO là 2% và mức chi tiêu mong muốn của Tổng thống Donald Trump là 4%.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ