• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quyền lực nằm trong lá phiếu: Bước ngoặt cải cách Hiến pháp vẽ ra bức tranh mới cho nước Nga?

Thế giới 25/06/2020 17:06

(Tổ Quốc) - Theo hãng Reuters, người dân Nga bắt đầu đi bỏ phiếu kéo dài trong 7 ngày về việc cân nhắc quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến quá trình cải cách Hiến pháp nước Nga sẽ kéo dài trong 7 ngày để quyết định xem Tổng thống Vladimir Putin có tiếp tục ở lại Điện Kremlin cho đến năm 2036 hay không.

Quyền lực nằm trong lá phiếu: Bước ngoặt cải cách Hiến pháp vẽ ra bức tranh mới cho nước Nga? - Ảnh 1.

Tổng thống Putin. Ảnh:AFP

Đối với hiến pháp hiện tại, Tổng thống Putin không được phép tái tranh cử, song nếu sửa đổi hiến pháp được thông qua, ông hoàn toàn có thể nắm quyền đến năm 2036.

Theo hãng Reuters, cuộc bỏ phiến vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp các lo ngại của phe đối lập bày tỏ lo ngại về mức độ an toàn của người dân đi bỏ phiếu khi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cùng với các lo ngại về sự gian lận trong số phiếu cử tri.

Theo thông kê dịch bệnh, hiện nước Nga đã vượt qua con số 600.000 ca nhiễm vào ngày 24/6 và trở thành nước thứ ba trên thế giới có ca nhiễm Covid-19 cao nhất khi số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng nghìn ca mặc dù các chính quyền cho biết loại virus gây bệnh Covid-19 đang có tín hiệu suy yếu.

Tất cả các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cần thiết sẽ được thực hiện trong cuộc bỏ phiếu, các quan chức cho biết.

Theo kế hoạch, nếu các thay đổi trong Hiến pháp được thông qua thì Tổng thống Vladimir Putin có thể tiếp tục tái tranh cử them hai nhiệm kỳ kéo dài 6 năm đến 2024.

Ông Vladimir Putin là Tổng thống và Thủ tướng nước Nga kể từ năm 1999 cho đến nay và nhiều khả năng sẽ vẫn tái tranh cử. Hiện tại, Tổng thống Vladimir Putin chưa lên tiếng về quyết định cuối cùng .

Giới quan sát cho rằng ông sẽ tiếp tục quyền lực của người đứng đầu nước Nga giống như cựu lãnh đạo Xô Viết Leonid Brezhnev.

Động thái này kéo theo nhiều ý kiến đa chiều. Truyền thông nhà nước liên tục đưa tin về cuộc bỏ phiếu thay đổi Hiến pháp lần này của nước Nga. Trước đó, cuộc bỏ phiếu này đã bị trì hoãn vì dịch bệnh Covid-19. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế nước Nga cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trang thất nghiệp gia tăng và chưa có tín hiệu cho thấy sự hồi phục trở lại của kinh tế trong thời gian tới.

Ngân hàng trung ương dự báo tăng trưởng GDP giảm 4%-6% trong năm nay trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế thông báo mức giảm 6.6%.

"Tổng thống Putin sẽ không thể dễ dàng đưa kinh tế hồi phục trở lại nhanh chóng do ảnh hưởng của dịch bệnh đang diễn biến phức tạp", Eurasia Group – tập đoàn tư vấn rủi ro chính trị cho biết.

Các chuyên gia tham gia bầu cử VTsIOM dự báo rằng khoảng 67%-71% cử tri sẽ tán thành với ý kiến thay đổi hiến pháp.

"Nếu điều này không xảy ra thì sau khoảng 2 năm - và tôi cho rằng điều này từ kinh nghiệm cá nhân, quá trình làm việc của nhiều bộ phận trong chính phủ sẽ được thay thế trong cuộc tìm kiếm người kế vị tâm huyết", hãng tin Interfax trích dẫn lời Tổng thống Putin.

Hiện tại, theo khảo sát của Levada, mức độ tín nhiệm của Tổng thống Putin ở mức 59%. Tổng thống Putin, 67 tuổi, đã nắm quyền điều hành nước Nga 2 thập niên qua cùng với sự tín nhiệm cao trong quá trình tham gia khảo sát lấy ý kiến người dân.

"Tôi không loại trừ khả năng tái tranh cử nếu điều này có trong Hiến pháp cho phép. Chúng ta hãy chờ xem. Tôi vẫn chưa quyết định điều gì", Tổng thống Nga Putin cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia hôm 21/6.

Trên cơ sở đặt ra các giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống Putin, các cuộc cải cách sẽ củng cố lại quyền lực của Tổng thống bằng cách cho phép ông đề cử các thẩm phán hay công tố viên hàng đầu cho vai trò kế nhiệm.

Các cuộc cải cách cũng đã đưa ra các đảm bảo về thay đổi kinh tế, trong đó cam kết về mức lương tối thiểu sẽ không thấp hơn mức sinh hoạt tối thiểu. Trong khi đó, mức lương hưu nhà nước sẽ được điều chỉnh hàng năm theo mức lạm phát.

Các sửa đổi mở đường cho Tổng thống Putin tiếp tục có thể tái tranh cử kéo dài thêm 12 năm nữa.

Tổng thống Putin có thể tiếp tục thêm hai nhiệm kỳ 6 năm nữa sau khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2024. Tổng thống Putin sẽ không loại trừ khả năng có thể tham gia tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Vào tháng Năm, khảo sát độc lập của Levada đã công bố kết quả từ tháng Tư cho biết, tỷ lệ tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Putin vẫn đạt tỷ lệ cao (59%).

Điện Kremlin hy vọng điều này sẽ tạo nên ảnh hưởng cho các các cử tri và thu hút nhiều người tham gia trong lần bỏ phiếu thay đổi Hiến pháp lần này.

Những sửa đổi này đã được Quốc hội và Tòa án hiến pháp Nga phê chuẩn và được dự đoán sẽ được thông qua sau cuộc bỏ phiếu toàn quốc sắp tới.

"Cho dù quá trình sửa đổi hiến pháp không được thông qua thì theo tôi, sau khoảng 2 năm nữa, nhịp độ làm việc của nhiều thành phần trong Chính phủ sẽ phải thay đổi thông qua một cuộc tìm kiếm những người kế nhiệm tiềm năng. Chúng ta phải vận hành Chính phủ, chứ không phải là tìm người kế nhiệm", Interfax dẫn lời ông Putin.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ