• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Rạn nứt thương mại Mỹ-Trung: “Ngất ngưởng” trong chi phí phải trả quá đắt

Thế giới 18/10/2018 21:41

(Tổ Quốc) - Hai nhà nghiên cứu Earl Carr và Li Qingsi cho biết, sự gắn kết giữa hai quốc gia đã trải qua nhiều thập kỷ và bất kỳ căng thẳng nào giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

"Gạt khác biệt, tìm điểm chung"

Theo hai nhà nghiên cứu, cả Washington và Bắc Kinh nên gạt đi sự khác biệt sang một bên và cố gắng tìm kiếm điểm chung nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược cốt lõi.

Rạn nứt thương mại Mỹ-Trung: “Ngất ngưởng” trong chi phí phải trả quá đắt - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Sự leo thang trong căng thẳng thương mại hai nước đã tạo nên rào cản trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc và Mỹ.

"Chúng ta không nên quên những gắn bó của hai nước trong suốt 4 thập kỷ qua. Chiến tranh thương mại đang xói mòn nỗ lực hợp tác của hai nước trong suốt thời gian qua", scmp trích dẫn.

Mỹ liên tục áp mức thuế quan thương mại lên Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng gần 15% trong tháng 9 so với cùng tháng năm ngoái, dữ liệu chính phủ Trung Quốc công bố ngày 12/10.

Các nhà phân tích đang đưa ra các dự đoán mang tính cảnh báo cho kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh đang phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc áp thuế cao của Washington.

Giới chuyên gia cho rằng, chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nếu tất cả các biện pháp được áp đặt đầy đủ.

Sự gia tăng của các công ty Mỹ, bao gồm cả các tập đoàn đa quốc gia lẫn các doanh nghiệp nhỏ đều ở bên ngoài Trung Quốc. Sự tự tin vào thị trường Bắc Kinh đã giảm.

Khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới "đấu đá" nhau, căng thẳng thương mại ắt hẳn sẽ cản trở hệ thống thương mại toàn cầu. Một nghiên cứu từ World Bank cho biết, sự gia tăng ở mức thuế của Mỹ áp vào Trung Quốc đã khiến cho xuất khẩu toàn cầu giảm tới 3%.

Thêm vào đó, hậu quả ngoài ý muốn của các cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ dẫn đầu là các công ty Trung Quốc tiếp tục phát triển các mặt hàng chất lượng cao nhằm cạnh tranh "đối đầu" với các mặt hàng Mỹ.

Bằng việc sử dụng robot và trí thông minh nhân tạo, Trung Quốc đang cải thiện việc sản xuất hàng hóa cao cấp. Do đó, thuế quan của Mỹ đã đẩy Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong thời gian dài.

Bắc Kinh và Washington đều có những khác biệt cơ bản, tuy nhiên cần phải tìm thấy điểm chung vì lợi ích chiến lược cốt lõi của cả hai",

tờ scmp trích dẫn

"Muốn đi xa phải đi cùng nhau"

Hôm thứ Ba (ngày 16/10), thị trường chứng khoán đã giảm xuống mức thấp nhất trong suốt 4 năm qua. Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày hôm nay (18/10) tiếp tục sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm và đồng Nhân dân tệ chạm đáy của 2 năm, thách thức khả năng của Chính phủ nước này trong việc lập lại ổn định thị trường tài chính trong bối cảnh rủi ro gia tăng đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Mối lo ngại từ ảnh hưởng lớn của chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư và điều này khiến cổ phiếu bị bán tháo. Các nhà đầu tư phải thừa nhận khả năng quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đang phải tìm đối sách cho tình hình hiện tại nhằm giữ ổn định tài chính trong bối cảnh leo thang căng thẳng hai nước. Nhà nghiên cứu Patrik Schowitz cho biết, thận trọng là cần thiết và các nhà đầu tư nên phải cẩn trọng trước các danh mục đầu tư trong thời gian tới.

Các công ty Mỹ và nhiều đối tác thương mại, bao gồm Liên minh châu Âu và Nhật Bản lâu nay đã có những phàn nàn về các rào cản tại thị trường Trung Quốc và chính sách công nghiệp của nước này. Tuy nhiên, họ phản đối các động thái của Tổng thống Trump và cảnh báo tranh chấp có thể đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm suy yếu các định chế thương mại quốc tế.

Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 17/10 đã nói rằng các đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đều đang bị gián đoạn.

Tổng thống Donald Trump cũng liên tục bày tỏ rằng Mỹ và Trung Quốc có thể chưa sẵn sàng để ngồi lại cùng đàm phán. Các căng thẳng liên tục gia tăng cùng với nỗ lực đàm phán gián đoạn khiến cho kinh tế Trung Quốc đang ở thời khắc khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa có động thái nào để cứu vãn thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã kêu gọi cơ quan chức năng Trung Quốc hành động.

"Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại bối cảnh hiện tại", nhà quản lý quỹ Dong Baozhen thuộc Beijing Tonglingshengtai Asset Management nhận định.

Trung Quốc hiện vẫn là nước đang phát triển mạnh, tuy nhiên chưa thể từ bỏ các thói quen truyền thông trong một lịch sử lâu dài. Nếu chấp nhận đồng điệu với Mỹ, Bắc Kinh sẽ phải tuân theo mô hình dân chủ phương Tây với các hệ tư tưởng kinh tế khác.

Giới chuyên gia từng đưa ra lời khuyên "đừng vội đi trước một mình". Trong bối cảnh hiện tại, giới quan sát cho rằng, mọi thứ nên được kiểm duyệt ở mức độ rủi ro và quan trọng nhất là phải duy trì ổn định cho dù nền kinh tế đang đi theo hướng nào.

Theo scmp, cả Mỹ và Trung Quốc nên lùi lại một bước và đánh giá lại bức tranh quan hệ của hai nước.

Tờ scmp trích dẫn từ một tục ngữ quen thuộc của châu Phi được xem là lời khuyên cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ở hiện tại.

"Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau", thành ngữ viết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ