• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sắp có làn sóng ‘chào tạm biệt’ Trung Quốc của hàng loạt công ty sản xuất sau cú sốc Covid-19?

Chuyện kinh doanh 26/05/2020 08:47

(Tổ Quốc) - Sẽ không thể có làn sóng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc ngay lập tức, quốc gia này vẫn sở hữu rất nhiều điểm hấp dẫn với các doanh nghiệp.

Với nhiều doanh nghiệp, việc điều chỉnh chuỗi cung ứng sau dịch Covid-19 có nghĩa là phải mở rộng ra khỏi Trung Quốc chứ không hẳn phải rời khỏi đây hoàn toàn.

Kể từ khi phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên vào cuối năm ngoái, thành phố Vũ Hán Trung Quốc đã phải phong tỏa, ngừng mọi hoạt động kinh doanh. Cũng chính từ thời điểm đó người ta mới nhận thức rõ được vai trò cực kỳ quan trọng của Trung Quốc đối với sản xuất toàn cầu, họ cung cấp từ đồ chơi trẻ em đến thuốc men và rất nhiều sản phẩm khác.

"Đó là lời cảnh báo đối với mỗi công ty phải bắt tay vào hành động ngay lập tức", Gerry Mattios – Phó chủ tịch tại Bain nói. "Thứ quan trọng nhất trong kế hoạch sẽ là làm sao để xây dựng được tính linh hoạt, đàn hồi trong chuỗi cung ứng của tôi".

Nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược đó là xây dựng sự linh hoạt – khả năng chuyển đổi nhanh chóng sang nguồn sản xuất khác để phản ứng với những thách thức trong tương lai.

"Chúng ta sẽ không chứng kiến Trung Quốc ngừng sản xuất ngay lập tức. Một tỷ lệ lớn năng lực sản xuất xuất khẩu của Trung Quốc có khả năng chuyển ra khỏi đây nhưng vẫn còn phần rất lớn phục vụ tiêu dùng nội địa Trung Quốc, họ sẽ vẫn ở lại".

Theo dữ liệu của McKinsey, Quốc gia châu Á này hiện chiếm 35% lượng sản xuất đầu ra toàn cầu. Quốc gia này cũng là thị trường lớn nhất trên thế giới với nhiều sản phẩm như xe hơi, hàng xa xỉ và điện thoại di động, chiến gần 30% hoặc hơn tiêu dùng toàn thế giới.

Covid-19 hiện đã lây lan cho hơn 5,4 triệu người và giết chết ít nhất 345.000 người gồm hơn 4.600 người tại Trung Quốc. Đại dịch này đã phá hỏng dòng chảy hàng hóa toàn cầu, vốn đã chịu những ảnh hưởng trước đó bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chi phí nhân công rẻ của những quốc gia bên ngoài Trung Quốc.

Trong một nỗ lực kiểm soát virus, hơn 1 nửa Trung Quốc phải kéo dài kỳ nghỉ Tết nguyên đán thêm ít nhất 1 tuần. Những khu vực này chiếm 90% xuất khẩu cả nước.

Theo chuyên gia phân tích How Jit Lim, về mặt kinh doanh, xây dựng tính linh hoạt đàn hồi cho chuỗi cung ứng sau dịch Covid-19 nghĩ là phải thừa nhận đại dịch có mặt ở khắp mọi nơi.

Lim cũng chỉ ra quyết định chuyển sản xuất là yêu cầu kế hoạch dài hạn, có sự cam kết và không phải là thứ có thể xảy ra sau 1 đêm, đặc biệt là những doanh nghiệp đang nỗ lực kiểm soát chi phí.

"Trung Quốc vẫn là giải pháp chuỗi cung ứng tổng thể rất hấp dẫn. Rất ít quốc gia trên thế giới có thể tìm thấy mọi thứ bạn cần để sản xuất một thứ gì đó… Lực lượng lao động chín chắn và nguồn nhân tài khắp nơi vẫn khiến Trung Quốc trở nên rất thu hút".

Tuy nhiên, một yếu tốt có thể ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng là chính sách của chính phủ.

Hiện tại đã có một vài quốc gia gây áp lực cho các công ty rời khỏi Trung Quốc và quay về nước sản xuất nhưng Bắc Kinh lại đang thiết lập những căn cứ để thuyết phục các công ty này nên ở lại.

Trong buổi họp báo tháng này, các nhà lập pháp Trung Quốc nhấn mạnh về tính hấp dẫn của thị trường họ với các doanh nghiệp.

Nền kinh tế Trung Quốc giảm 6,8% trong 3 tháng đầu năm với xuất khẩu giảm 11,4%. Sản xuất là lĩnh vực chiếm 27,6% việc làm vào năm 2018 ở mức 214 triệu việc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm nay ở cuộc họp hôm thứ 6. Một ngày trước đó, người phát ngôn của quốc hội Zhang Yesui nói rằng các doanh nghiệp nước ngoài không nên ồ ạt rời khỏi Trung Quốc và rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận cùng nhau để mở chuỗi cung ứng và tốc độ tăng trưởng toàn cầu.

Tháng 4, xuất khẩu Trung Quốc đã hồi phục hơn 8% khi các nhà máy mở cửa trở lại và nhận được đơn hàng, đặc biệt là các thiết bị y tế.

Nền tảng thanh toán tài chính xuyên biên giới Payoneer đã chứng kiến bùng nổ hoạt động kinh doanh trong tháng 3.

Huang dự kiến sự dịch chuyển thói quen tiêu dùng sẽ thu hút nhiều đơn hàng trực tuyến hơn. Ông nói rằng vẫn cảnh giác trong ngắn hạn nhưng khá tự tin vào tốc độ tăng trưởng trong trung hạn.

Thử thách tăng trưởng phía trước

Trong khi Trung Quốc có thể là nền kinh tế đầu tiên vực dậy sau phong tỏa kinh tế, nhưng các quốc gia khác vẫn chưa sẵn sàng quay lại sức mua như trước.

"Khi virus lây lan ra toàn cầu, nhu cầu thị trường quốc tế giảm mạnh và Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có về mặt thương mại quốc tế", Bộ trưởng thương mại Zhong Shan nói với phóng viên vào tuần trước.

"Chúng ta sẽ bắt đầu chứng kiến những vùng mới, địa điểm mới trên khắp thế giới, bắt đầu gia tăng sản xuất… theo cách chưa từng có trong quá khứ".

"Cuối cùng nơi chúng ta đến sẽ là những công xưởng nhỏ trên khắp thế giới chứ không phải ý tưởng về 'công xưởng của thế giới' duy nhất nữa".

Vân Đàm

NỔI BẬT TRANG CHỦ