• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

SCMP: Các quốc gia ở Đông Nam Á sẽ phải làm gì trước "cơn sóng thần" mang tên Covid-19?

Kinh tế 31/03/2020 08:54

(Tổ Quốc) - Rất ít quốc gia Đông Nam Á có tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế thịnh vượng và chính phủ có khả năng đối phó với một đại dịch mà ngay cả những quốc gia giàu nhất cũng đang phải cố gắng để chống chọi.

Các đối tác kinh tế của khu vực và các tổ chức đa quốc gia phải hành động nhanh chóng để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế và viện trợ tài chính.

Ở Đông Nam Á, khu vực có khoảng 655 triệu người, một thảm họa đã xuất hiện khi đại dịch Covid-19 đang phát triển theo cấp số nhân dẫn đến các nền kinh tế suy thoái.

Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các chính phủ Đông Nam Á khẩn trương thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các chính phủ đưa ra nhiều biện pháp khác nhau bao gồm các lệnh hạn chế đi lại quốc tế, các biện pháp cách ly tại nhà và lệnh phong tỏa một phần. Ở hầu hết các quốc gia, Các bác sĩ đang gặp nhiều rủi ro do khẩu trang và các thiết bị y tế thiết yếu khác đều thiếu.

Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á - Indonesia - là mối quan tâm đặc biệt. Theo một số ước tính, Indonesia có thể đã có hàng chục ngàn trường hợp không được báo cáo.

Nhưng các biện pháp lỏng lẻo được thực hiện bởi chính phủ Indonesia đang kéo một số quốc gia Đông Nam Á tụt lại như Malaysia và Philippines, nơi đang thực hiện các lệnh phong tỏa quy mô lớn.

Tổng thống Joko Widodo của Indonesia đã chống lại lời kêu gọi ban bố các các biện pháp cách ly tại nhà của tổ chức Y tế Thế giới, nhưng dường như các điểm nóng Covid-19 đang nhích dần về phía các quốc gia đông đân. Tổng thống đang đứng giữa những lựa chọn khó khăn. Giữa một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang leo thang nhanh chóng và lệnh phong tỏa sẽ rất tàn khốc khi áp dụng với hàng triệu người nghèo ở Indonesia - những người đang có một cuộc sống bấp bênh hàng ngày.

Widodo không muốn chứng kiến liên kết xã hội Indonesia sụp đổ như trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Các cuộc bạo loạn lan rộng và cướp bóc do hậu quả của khó khăn kinh tế sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ tàn khốc của chế độ Suharto.

Chính phủ Indonesia có ít quyền kiểm soát đối với tại các quần đảo xa xôi khác với các nước như Singapore hoặc Việt Nam. Và bộ máy quan liêu của Indonesia có vô số các ghi chép về tính thiếu đoàn kết trong thời kỳ khủng hoảng.

Trung Quốc đối tác thương mại lớn nhất khu vực đã phong tỏa trong tháng 1 và tháng 2. Nguồn cung của ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng toàn cầu đã cạn kiệt. Các nhà máy và dự án hoạt đông cầm chừng hoặc dừng lại. Hàng ngàn công nhân bị sa thải.  Hàng hóa đã bị mắc kẹt tại các cảng Trung Quốc.

Du khách Trung Quốc cũng là một nguồn thu chính của các nền kinh tế và cung cấp việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Ở một số quốc gia, lượng khách này chiếm đến 20% thu nhập, ví dụ như ở Thái Lan và Philippines. Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngành công nghiệp này hiện đang rơi tự do, bị cấm bởi lệnh cấm nhập cảnh. Đây không chỉ là về những khách sạn lớn trống khách, mà còn là vấn đề của hàng triệu người Đông Nam Á làm việc trong và xung quanh ngành du lịch và lữ hành như các nghệ sĩ văn hóa và làng nghề thủ công, chủ cửa hàng nhỏ và các tài xế.

Những cú sốc cung và cầu với các ngành công nghiệp về xuất khẩu Đông Nam Á sẽ giảm bớt theo thời gian nếu Trung Quốc có thể khởi động lại nền kinh tế. Nhưng vẫn chưa rõ liệu sự phục hồi của Trung Quốc sẽ diễn biến như thế nào và nhu cầu này ở những quốc gia khác trên thế giới chắc chắn sẽ vẫn bị tạm dừng trong thời gian tới.

Khả năng nền kinh tế Đông Nam Á hồi phục cũng sẽ phụ thuộc vào nỗ lực của các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn đại dịch. Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ xảy ra chỉ khi các chính quyền khu vực thực hiện các hành động quyết liệt hơn đối với lệnh phong tỏa của chính các quốc gia này.

Những cú đánh kinh tế này sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo ở Đông Nam Á, nhưng những người giàu có nhất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều người ở Đông Nam Á, những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng sẽ cảm thấy bấp bênh.

Ngay bây giờ các nước Đông Nam Á cần phải lên tiếng cùng với Tổ chức Y tế Thế giới và kêu gọi chính quyền khu vực hành động nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và tăng cường các phản ứng y tế ở tuyến đầu.

Các nền kinh tế Đông Nam Á đang bắt đầu thực hiện các gói kích thích kinh tế và tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tuyến đầu.

Hiện tại, các trợ giúp quan trọng nhất phải đến từ các tổ chức đa phương toàn cầu, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dưới hình thức tài trợ khẩn cấp, giảm nợ, tài trợ để tăng cường dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu, và tài chính thương mại.

Các nhà tài trợ song phương sẽ vẫn có vai trò trong việc giảm nợ đối với các khoản vay ưu đãi, viện trợ có mục tiêu và tư vấn kỹ thuật cho các ngân hàng trung ương và cơ quan kinh tế các nước.

Đại dịch Covid-19 đang tấn công Đông Nam Á như trận "sóng thần" năm 2004. Hậu quả là sẽ khó tránh khỏi. Nếu không thực hiện các biện pháp đúng đắn thì sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng - an ninh, kinh tế, bạo loạn - cho sự ổn định rộng lớn hơn trong khu vực.

Hoài Nguyễn

NỔI BẬT TRANG CHỦ