• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sợ hãi và hi vọng: Điểm lại những bất ngờ của thế giới trong năm 2018

Thế giới 27/12/2018 07:41

(Tổ Quốc) - Tờ timesnownew điểm lại các sự kiện nóng toàn cầu trong năm 2018.

Các vấn đề nóng bao gồm ảnh hưởng của Nga, vấn đề của nước Mỹ, phong trào Mee Too, năm dành cho phái nữ… liên tục được quan tâm trong thời gian qua.

Sợ hãi và hi vọng: Điểm lại những bất ngờ của thế giới trong năm 2018 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:Thinkstock

Giống như những năm khác, 2018 là một năm của nhiều các thách thức và hi vọng. Nhân loại đã đạt được số bước ngoặt quan trọng trong đó có nhắc đến quyền lợi của nữ giới. Tuy nhiên, vấn đề nhập cư và một số các xung đột toàn cầu vẫn diễn ra.

Cùng đánh giá một năm trôi qua – 2018 với những hi vọng và thách thức:

Thành tựu trong năm 2018

Phụ nữ đã được phép lái xe ở Saudi Arabia, Ireland đã bãi bỏ lệnh cấm phá thai, sự ảnh hưởng lan rộng của phong trào Mee Too… là những tín hiệu tích cực trong năm 2018 về quyền lợi của phụ nữ. Từ đó, tuyên bố được khẳng định: 2018 là năm của phái nữ.

Phong trào này đã đi vào Ấn Độ trong năm nay cùng với đó là việc ngăn chặn các hành vi quấy rối tình dục thông qua việc cắt giảm quyền lực trong chính phủ và khu vực tư nhân từ sự phẫn nộ của xã hội đã tồn tại từ lâu tại Ấn Độ.

Châu Phi chứng kiến sự tiến bộ về quyền lợi phụ nữ. Phụ nữ có thể tham gia các hoạt động thể thao tại Iran.

Thêm vào đó, quan hệ cải thiện giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng được xem là một bước đột phá giữa hai nước sau nhiều năm căng thẳng hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên. Tuyên bố hòa bình đã được xác nhận mở ra kỷ nguyên phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau 10 năm gián đoạn giữa Bình Nhưỡng và Seoul.

Mặt khác, quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng đã cải thiện từ thượng đỉnh Singapore vào 12/6/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp gỡ và đưa ra hứa hẹn cho quá trình phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.

Thách thức trong năm 2018

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Từ khi lên nắm chính quyền, Tổng thống Donald Trump khiến thế giới có nhiều bất ngờ. Các căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã liên tục khiến cho quan hệ hai nước đi xuống trong thời gian qua. Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau năm nay, và đang trong thời kỳ 90 ngày đình chiến để đàm phán một thỏa thuận thương mại. Kinh tế toàn cầu đã bắt đầu chịu tác động từ năm 2018 và sẽ còn phải chịu nhiều hậu quả trong năm tới.

"Chiến tranh thương mại là thách thức lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu", phó Chủ tịch Blackrock – ông Phillipp Hildebrand nói trên CNBC vào tháng Chín.

"Tôi muốn nói rằng các chính sách của Mỹ đang tạo ra rủi ro lớn ngày nay đối với kinh tế toàn cầu", ông Phillipp Hildebrand cho hay.

Chiến tranh thương mại, nếu tiếp tục kéo dài sẽ là tín hiệu tồi tệ bởi vì sự ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, dẫn đến việc hạn chế cơ hội việc làm và làm giảm các hoạt động kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận điều này ở mức rủi ro cao hơn chỉ đơn thuần được hiểu là vấn đề thâm hụt thương mại. Đó là cuộc chiến tranh vì sự thống trị toàn cầu giữa hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc.

Các rủi ro địa chính trị

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga, Mỹ và Iran cũng là các vấn đề nổi cộm và gây nhiều tranh cãi trong năm 2018.

Mỹ rút khỏi Syria và giảm quân số tại Afghanistan

Ít nhất 2 quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump từ chức sau quyết định của Tổng thống về rút quân khỏi Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis và Đặc phái viên về liên minh toàn cầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng – ông Brett McGurk đã đệ đơn từ chức.  Bộ trưởng Mattis bày tỏ bất đồng với Tổng thống Trump về chính sách ngoại giao. Mỹ rút khỏi Syria nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của Nga tại Syria và giúp chính quyền Tổng thống Assad phục hồi sau nội chiến.

Các đồng minh của Mỹ là Pháp và Đức bày tỏ lo ngại về quyết định của Mỹ sẽ gây hại đến chiến dịch chống khủng bố IS tại Trung Đông.

Về vấn đề Afghanistan

Afghanistan vẫn chưa thể ổn định do ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá. Mỹ rút khỏi Kabul là tin tốt cho lực lượng Taliban và Pakistan. Taliban luôn mong muốn động thái này và nói rằng sẽ giúp mang lại tiến trình hòa bình tại đất nước này. Taliban đang kiểm soát 61% các tỉnh toàn Afghanistan. Đối với Pakistan, động thái này chỉ có lợi cho thủ đô Islamabad vì Mỹ sẽ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào tiến trình hòa bình ở nước này.

Các siêu cường sử dụng công nghệ thúc đẩy tham vọng toàn cầu

Có đủ bằng chứng để chứng minh rằng Mỹ và Trung Quốc sử dụng các công ty công nghệ để thúc đẩy lợi ích toàn cầu.

Trong kịch bản nhìn trước, sự thống trị về công nghệ sẽ là một trong các rủi ro lớn trên thế giới trong năm 2018 và các năm tới.

Mối đe dọa về các tin tức sai lệch liên tục lan rộng trên các diễn đàn. Đây cũng là vấn đề nóng gây nhiều tranh cãi lan rộng trên truyền thông xã hội. Ngày nay, sự phát triển không ngừng của mạng xã hội đã gây ra rất nhiều tranh cãi và đây cũng là thách thức trong tương lai nếu việc kiểm soát không đảm bảo.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ