Số hóa trong quản trị hoạt động doanh nghiệp - Câu chuyện không của riêng ai

(Tổ Quốc) - Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo nên một đường đua khốc liệt về công nghệ để tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) trên thị trường.

Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, nếu không tham gia vào đường đua công nghệ để giúp hoạch định chiến lược, quản lý tài chính, nhân lực, sản xuất và marketing qua đó tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì chắc chắn DN sẽ bị tụt hậu và khó có thể bắt kịp với xu hướng. Vậy làm thế nào để ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị giúp DN hoạt động hiệu quả?

Số hóa đã xóa bỏ rào cản trong công tác quản trị DN như thế nào?

Nếu trước đây, việc quản trị doanh nghiệp được hỗ trợ bởi một số phần mềm đơn lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm bán lẻ, phần mềm quản lý kho,… thì hiện nay các doanh nghiệp đang hướng đến một giải pháp quản trị tổng thể và đồng nhất cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp đáp ứng được yêu cầu quản trị toàn diện của doanh nghiệp, có thể linh hoạt và mở rộng đáp ứng được những thay đổi liên tục của quy mô cũng như cơ cấu doanh nghiệp

Cùng với AI, BigData trên nền tảng IoT, ERP ngày càng thông minh hơn trở thành công cụ hiệu quả đối với các mô hình kinh doanh lớn như: Tập đoàn, doanh nghiệp… có nhiều công ty con, đơn vị thành viên. Cụ thể, ERP có thể kết nối dữ liệu của nhiều đơn vị khác nhau trên cùng một hệ thống, tự động hóa một số tác vụ nhất định giúp tăng năng suất của người dùng. Từ đó, góp phần giúp DN gia tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí; tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Sự vào cuộc của ngân hàng

Cánh tay sức mạnh của ERP càng được nối dài khi các "ông lớn" trong ngành Ngân hàng tham gia nghiên cứu và phát triển Dịch vụ kết nối ERP. Cụ thể, hệ thống ERP và nền tảng ngân hàng điện tử của các tổ chức ngân hàng sẽ được đồng bộ cho phép DN dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính/phi tài chính với ngân hàng ngay trên hệ thống ERP. Ngoài các chức năng cơ bản như Chuyển tiền trực tuyến; chi lương; tra cứu số dư tài khoản; tra cứu lịch sử giao dịch, Dịch vụ kết nối ERP còn cung cấp tính năng tự động hạch toán thu tiền gửi; tự động đối chiếu sổ tiền gửi với sổ phụ ngân hàng trên hệ thống ERP của KHDN giúp công tác hạch toán kế toán của KHDN được tự động hóa, tiết giảm thời gian tác nghiệp và hạn chế sai sót do nhập liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

Không chỉ tập trung nguồn lực gia tăng tiện ích cho dịch vụ kết nối ERP, các ngân hàng cũng hết sức tích cực khi mở rộng kết nối với đa dạng đơn vị cung cấp phần mềm ERP để dịch vụ đến gần hơn tới khách hàng. VietinBank - đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và triển khai Dịch vụ kết nối ERP đến nay đã thực hiện kết nối thành công với nhiều đối tác lớn, uy tín trên thị trường như: Công ty TNHH NC9 Việt Nam, Công ty Cổ phần Gia Định Net, Công ty Cổ phần Phần mềm Bravo, Công ty Cổ phần Công nghệ Citek và các nhà cung cấp ERP lớn trên thế giới như SAP, Oracle….

"Ông lớn" VietinBank, một đơn vị có thế mạnh trong việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử đo ni đóng giày theo nhu cầu của DN cũng "được lòng" khách hàng khi sẵn sàng kết nối one-by-one với các công ty cung cấp phần mềm ERP chưa nằm trong danh sách trên theo yêu cầu đặc thù của khách hàng. Hơn thế nữa, nhằm khuyến khích DN chuyển dịch giao dịch từ kênh quầy truyền thống sang các nền tảng giao dịch trực tuyến để có cơ hội trải nghiệm đa dạng các tiện ích gia tăng, VietinBank cũng đưa ra chính sách miễn hoàn toàn phí giao dịch (*) trên ngân hàng điện tử VietinBank eFAST và Dịch vụ kết nối ERP.

Dịch vụ kết nối ERP chỉ là một trong những minh chứng cho việc công nghệ và sự hợp tác không giới hạn giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ đã góp phần không nhỏ trong việc mang tới những giải pháp tài chính hiệu quả, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động kinh doanh của mỗi DN.

Chương trình áp dụng theo quy định và chính sách của VietinBank tùy từng thời kỳ

Ánh Dương

Tin mới