• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sự ra đi của Mỹ, định mệnh Syria hiện tại nằm trong tay Nga?

Thế giới 04/01/2019 14:21

(Tổ Quốc) - Khi Mỹ rút quân khỏi Syria, Nga vẫn tiếp tục mở rộng quân lực ở vùng đất này.

Vai trò của Nga ở lại Syria?

Moscow can thiệp vào Syria từ năm 2015 trong động thái nỗ lực hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cùng với sự giúp đỡ của Nga, chính quyền Syria từng bước giành lại các vùng đất bị chiếm đóng trong suốt nội chiến Syria kéo dài trong 7 năm qua. Điều bất ngờ, sau tám năm xa lánh chính quyền Syria, các nước Ả Rập giờ đây đang muốn nối lại quan hệ và thảo luận đưa Syria trở lại Liên đoàn Ả Rập (AL).

Sự ra đi của Mỹ, định mệnh Syria hiện tại nằm trong tay Nga? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:AFP

Tờ the economist cho rằng, điều này cho thấy rằng họ đang muốn gắn kết với các đồng minh mạnh nhất. Nga liên tục được xem là một siêu cường không thể thiếu trong khu vực. Tuy nhiên, thế trận Syria vẫn có sự góp mặt của các thành viên khác như Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Giới quan sát cho rằng, nếu Nga muốn củng cố thành công và thậm chí thay thế Mỹ, thì phải chứng tỏ rằng Moscow có thể mang đến một nền hòa bình lâu dài sau cuộc chiến tranh khủng khiếp.

Tuy nhiên, tờ the economist cho rằng, đến nay Moscow vẫn thất bại với trách nhiệm đó. Tờ economist cho rằng, thay vì đưa Syria trở lại thì Nga lại để cho chính quyền Tổng thống Assad tiếp tục xé nó ra thành từng mảnh. Điều đó có thể thấy qua các vụ việc và các căng thẳng từ vụ tấn công vũ khí hóa học. Rất nhiều người tị nạn Syria vẫn chưa thể về nhà. Hiện tại, chính quyền Tổng thống Syria Assad dường như đang tạo ra khó khăn cho những người tị nạn sớm được trở về nước. Hàng trăm, nếu không phải nói đến hàng nghìn người Syria trở về từ Lebanon hầu hết đều là người Sunni đang bị ngăn chặn.

Phía Nga cho rằng, bàn tay thép của Tổng thống Syria Bashar al-Assad muốn giúp Syria ổn định. Điều đó là lỗi lầm. Mặc dù chính sự cứng rắn, có phần man rợ đã giúp cho chính quyền Tổng thống Syria Assad sống sót nhưng nó lại ngăn cản phần nào sự hồi sinh của Syria. Điều đó đã đẩy người Sunni vào bàn tay của lực lượng cực đoan. Bất bình đẳng, tham nhũng và quyền cai trị đã gây chia rẽ và tạo nên lực lượng nổi dậy cực đoan. Chừng nào vẫn còn duy trì chính sách cai trị thì Syria vẫn chưa thể đảm bảo an toàn trọn vẹn.

Và còn nhiều liên quan khác của các bên

Để điều này thay đổi, Syria phải bắt đầu xây dựng lại các thể chế và cơ sở hạ tầng. Những gì là tái kiến thiết diễn ra hầu như đã mang lại lợi ích cho chính quyền Tổng thống Assad. Quyền lực và sự giàu có phải được chia sẻ rộng rãi hơn. Phân cấp và chủ nghĩa liên bang sẽ giúp thuyết phục Sunni (lực lượng chiếm đa số) và các nhóm khác có được tiếng nói riêng. Tổng thống Bashar al-Assad chưa chỉ ra tín hiệu chấp nhận quan niệm này. Tổng thống Assad chỉ cảm thấy sẽ được minh oan cho đến khi nào khôi phục và chiếm lại tất cả các vùng đất bị chiếm đóng.

Nga có thể giúp điều đó. Sau tất cả, sự phục hồi và sống sót của chính quyền Tổng thống Assad đều phải phụ thuộc vào sức mạnh không quân Nga.

Nga cũng nên phải làm nhiều điều hơn nữa để đảm bảo rằng các xung đột mới sẽ không diễn ra tại Syria. Ở phía bắc, lực lượng người Kurd – từng được hậu thuẫn bởi Mỹ cho đến khi Washington rút quân khỏi Syria, phải quay trở lại tìm kiếm hỗ trợ từ chính quyền Tổng thống Assad để tranh thủ sự bảo vệ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara luôn cho rằng, lực lượng người Kurd giống với tổ chức khủng bố. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng kiểm soát phía Bắc, Syria. Nga có thể đóng vai trò trung gian cho các bên liên quan, đặc biệt là ở thành phố Manbij. Moscow cũng thể tiếp tục tăng cường phía Nam nhằm kiềm chế Iran và cố gắng mở rộng bước chân tại Syria đồng thời liều lĩnh cho cuộc chiến mới có thể xảy ra với Israel. Nga hiểu rõ rằng, một vài siêu cường lớn có thể xảy ra xung đột nếu đến gần và điều đó có thể gây căng thẳng cho các bên. Vào cuối tháng Chín, một máy bay do thám của Nga đã bị bắn rơi tại Syria từ vụ đánh bom của Israel. Các rủi ro ắt hẳn không thể tránh khỏi và gây ảnh hưởng thiệt hại ít nhiều cho các bên liên quan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục giữ quân ở lại Syria nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Assad. Các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại, phần lớn xuất phát từ sự không khoan nhượng của chính quyền Tổng thống Assad. Nga không thể bỏ đi và để mất vùng đất đã mất công đầu tư trong thời gian dài. Ít nhất ảnh hưởng của Moscow tại Syria luôn có tiếng vang nhất định cùng với sự khẩn thiết từ chính quyền Tổng thống Assad. Đôi khi cho rằng, nếu Nga muốn tránh vùng đất lầy Syria thì sự thật, mối nguy hiểm vẫn còn đầy tiềm ẩn.

Trong 4 năm qua, quân đội Mỹ đã mở rộng cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có đủ lý do để đưa quân trở về. Khoảng 2000 binh lính Mỹ sẽ ra khỏi Syria trong vài tháng tới. Sự rời đi của Mỹ đã gây không ít tranh cãi cho các đồng minh, đặc biệt gây chú ý là sự bơ vơ của lực lượng người Kurds, các lo lắng về sự nổi dậy của lực lượng phiến quân. Điều này có nghĩa cũng sẽ phải nhượng lại phần phía đông của Syria – vùng đất giàu dầu mỏ, khí đốt và đất trồng trọt cho chính phủ và các đồng minh Iran và Nga.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ