Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh "Cậu bé khóc" bị nguyền rủa, cứ nhà nào treo thì gặp hỏa hoạn kinh hoàng cùng lời lý giải không thể thuyết phục hơn

(Tổ Quốc) - Nhiều bức tranh thậm chí còn có thể khơi dậy những cảm xúc và suy nghĩ trong tâm hồn người ngắm nhìn chúng. Thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng là những cảm xúc tốt đẹp.

Trong những năm 1950, nghệ sĩ người Ý Jac Bragolin (tên thật là Bruno Amadio), còn được biết đến với nghệ danh Giovanni Bragolin hoặc Franchot Seville đã vẽ trên 65 bức chân dung dựa trên hình ảnh của những đứa trẻ mồ côi Ý. Tất cả chúng đều đang khóc. 

Bộ sưu tập hơn 60 bức tranh trông rất buồn này được lấy cảm hứng từ những sự kiện tàn khốc trong Thế chiến II. Mỗi đứa trẻ mang một biểu cảm buồn bã, thậm chí là ám ảnh. Những sản phẩm này được ông bán làm quà lưu niệm cho khách du lịch.

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Một trong số các bức tranh "Cậu bé khóc" của họa sĩ người Ý.

Mặc dù những bức tranh gây cảm xúc tiêu cực cho người xem và gây tranh cãi trong giới bình luận nhưng chúng vẫn trở nên phổ biến ở Ý và thậm chí còn vượt ra khỏi biên giới nước này với hơn 50.000 bản được bán ở Anh.

Cho đến đầu những năm 80, những bức tranh như vậy vẫn đang được in ra và "bán chạy hơn tôm tươi". Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi mọi người bắt đầu nhận thức được cái ác đằng sau đôi mắt ngây thơ, đau thương đó.

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Mặc dù có có nhiều nét tương đồng và được sản xuất hàng loạt, những bức tranh này trở nên nổi tiếng với cái tên "The Crying Boy" (tạm dịch: "Cậu bé khóc") và được liên hệ với một số sự kiện đáng sợ trong những năm 1980, thậm chí vẫn gây ám ảnh cho đến tận ngày nay.

Cặp vợ chồng Ron và May Hall, đến từ Rotherham (Anh), đã sống trong nhà của họ trong 27 năm rồi đột nhiên bị cháy rụi. Sau vụ hỏa hoạn khủng khiếp ấy, bức tranh được báo cáo vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí còn không bị ám khói đen, không bị ảnh hưởng bởi ngọn lửa đã phá hủy toàn bộ ngôi nhà. Đôi vợ chồng này tin rằng vụ hỏa hoạn là do bức tranh "bị nguyền rủa".

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Mọi người lại càng thêm hoảng hốt sau khi tờ The Sun dẫn lời một người lính cứu hỏa nói rằng không có đồng nghiệp nào của anh ta dám mang một bản sao của bức tranh "Cậu bé khóc" bị "nguyền rủa" vào nhà của họ.

Bởi có thông tin thiếu xác thực rằng những người lính cứu hỏa trong vùng nhận ra các ngôi nhà có treo bức tranh "Cậu bé khóc" hầu như đều gặp hỏa hoạn thiêu rụi mọi đồ đạc. Thế nhưng, thứ duy nhất không bị cháy lại chính là những bức tranh này. Có người cho rằng bức tranh "cậu bé khóc" đã bị ám bởi hồn ma của những đứa trẻ chết oan sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc. Vài người khác lại cho rằng bức tranh đã bị nguyền rủa nên bất cứ ai sở hữu nó đều sẽ phải gánh chịu hậu quả kinh hoàng. Lời đồn đại cứ thế lan truyền khiến câu chuyện càng trở nên đáng sợ.

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Hiện tượng kỳ lạ về những bức tranh cũng thu hút sự quan tâm của truyền thông.

Thế nhưng điều đó hóa ra không hoàn toàn chính xác. Theo bác sĩ Clarke, những người lính cứu hỏa chưa bao giờ đặc biệt sử dụng từ "bị nguyền rủa". 

Truyền thông thậm chí phải trấn an người dân rằng đó chỉ là sự trùng hợp hy hữu mà thôi. Thế nhưng các vụ cháy vẫn xảy ra khiến nhiều người dân nước Anh đã liên tục tiêu hủy các bản sao của bức tranh "Cậu bé khóc".

Giáo sư Purkiss nói với phóng viên tờ Unilad (Anh): "Mọi người không hợp lý lắm, nhất là khi thảm họa bất ngờ xảy ra. Đôi khi người ta thấy thoải mái hơn nhiều khi tin rằng ngôi nhà của họ bị thiêu rụi vì một bức tranh bị nguyền rủa hơn là tin rằng đó chỉ là một hành động ngẫu nhiên, hoặc tự trách mình vì đã không tắt bếp lửa".

Anh lính cứu hỏa tên Alan Wilkinson, người trực tiếp tham gia chữa cháy hơn 50 vụ hỏa hoạn liên quan đến bức tranh "Cậu bé khóc" từ năm 1973, nói rằng nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của người dân. Bởi hầu hết các vụ cháy hầu hết đều có nguyên nhân là chập điện, tàn thuốc lá hoặc lửa bén vào một đồ vật nào đó. 

Sự trùng lặp kỳ lạ về bức tranh

Thế nhưng, vẫn còn tồn tại một điểm kỳ lạ là tại sao bức tranh kia lại không bị cháy bất chấp cả ngôi nhà đã bị thiêu rụi.

Không can tâm để lời đồn tiếp diễn, biên tập viên Kelvin MacKenzie làm việc cho tờ The Sun đã quyết định đi tìm lời giải cho lời nguyền bí ẩn về bức tranh "Cậu bé khóc". 

Kelvin đã đem 1 bức tranh tới một phòng thí nghiệm gần Watford, nơi chuyên nghiên cứu về chất cháy, và thử đốt nó. Kết quả là chỉ có phần khung bị cháy còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Từ đó, Kelvin đã tìm được lời giải cho hiện tượng bức tranh "Cậu bé khóc" không hề bị hư hỏng trong các vụ hỏa hoạn. Hóa ra là do chúng được in trên chất liệu khó bắt lửa, đồng thời được phủ một lớp vecni chống cháy. 

Tuy nhiên, lời giải thích này không được người dân nước Anh thời bấy giờ chấp nhận. Họ vẫn liên tục đồn đại và hoàn toàn tin rằng "cậu bé khóc" là bức tranh bị "ma ám".

(Nguồn: Unilad)

L.T

Tin mới