• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tăng tốc hiện diện tại Afghanistan, Mỹ dựa hơi Trung Quốc?

Thế giới 17/09/2017 12:32

(Tổ Quốc) - Chiến lược của Tổng thống Trump tại Afghanistan đang lắng xuống phải chăng là sự cố tình phớt lờ vai  trò của Mỹ tại khu vực Trung Đông, các nhà quan sát cho biết.

Chiến lược nào cho Mỹ tại Afghanistan?

Sau nhiều tháng xem xét và dự đoán, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ chiến lược tại Afghanistan vào tháng trước.  Theo đó, Tổng thống Trump là tổng thống thứ 3 của Mỹ liên tục “dai dẳng” với cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử của Mỹ tại Afghanistan.

Chiến lược Afghanistan và Tổng thống Trump.

Trong suốt 16 năm chiến tranh tại Afghanistan, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục tăng cường số lượng quân Mỹ hiện diện tại vùng đất này. Ông Trump dường nhu cũng không muốn xây dựng chiến lược riêng xung quanh số lượng quân lính hay thời hạn rút quân. Thay thế vào đó, Tổng thống Trump tăng cường mục tiêu đánh vào chủ nghĩa khủng bố mỗi khi muốn tăng cường hiện diện của binh lính Mỹ tại vùng đất này.

Chiến lược mới của Mỹ có lẽ muốn tiếp cận về địa lý và chính trị nhiều hơn những thứ khác. Xét vai trò địa lý và chính trị của Mỹ tại Afghanistan và châu Á, Mỹ ít có ảnh hưởng tại các nước như Ấn Độ, Pakistan.

Chiến lược của Tổng thống Trump dựa trên việc tìm hiểu lịch sử lâu dài của Mỹ, sau các thất bại về chính sách của Mỹ tại Afghanistan. Theo các nhà quan sát, Tổng thống Trump rất kiệm lời khi nói về sự vi phạm của Pakistan trong việc gây thêm xung đột tại vùng biên giới.

“Chúng tôi sẽ không thể giữ im lặng về việc Pakistan đang “nuôi dưỡng” các tổ chức khủng bố, lực lượng Taliban và các nhóm khác mà điều này lại khiến gia tăng thách thức đối với khu vực và toàn thế giới”, Tổng thống Trump nói.

Trong khi đó, Tổng thống Trump có phần khen ngợi các đóng góp của Ấn Độ đối với sự thịnh vượng và ổn định tại Afghanistan và có lời mời New Delhi thúc đẩy quan hệ thương mại với Mỹ. Giữa lời mời Ấn Độ đưa ra các sáng kiến và việc kêu gọi Pakistan từ bỏ chính sách lâu dài trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Tổng thống Trump có thể “đổ thêm dầu vào lửa” thổi bùng căng thẳng giữa Ấn Độ và Afghanistan.

Tầm nhìn Afghanistan, Mỹ dựa hơi Trung Quốc?

Mặc dù Tổng thống Trump liên tục có nhiều lời có cánh dành cho New Delhi nhưng ông chủ Nhà Trắng cũng không đưa ra bất kỳ gợi ý rõ ràng nào cho các nhà hoạch định chính sách về vấn đề Afghanistan. Theo một nguồn tin từ chính quyền Tổng thống Trump, báo cáo luôn đi kèm với các biện pháp trừng phạt đối với các đối tượng Afghanistan “gần gũi” với lực lượng khủng bố, tuy nhiên, phương pháp tiếp cận lại không cụ thể.

Việc bỏ trống vai trò Trung Quốc trong chiến lược cho thấy khoảng trống quan trọng trong tư duy của chính quyền Tổng thống Trump về các chính sách ngoại giao Afghanistan và Pakistan. Islamabad có thể ít phụ thuộc vào Washington ngày nay. Thay thế vào đó, bởi hành lang kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan, ảnh hưởng của Trung Quốc luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mối quan hệ này.

Nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép thông qua các tuyên bố và hành động của Tổng thống Trump thì chính phủ và quân đội Pakistan nhiều khả năng sẽ tìm sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Trung Quốc xem mối quan hệ với Islamabad quan trọng hơn với Kabul và sự hiện diện của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, nếu có Trung Quốc sẽ hợp thành sức mạnh lớn hơn tại Pakistan.

Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách mới của Mỹ chỉ có thể diễn ra sau giai đoạn hiệu chỉnh chính sách ngoại giao của Mỹ. Bắc Kinh liên tục khuyến khích chính phủ Afghanistan tập trung vào cuộc chiến chống lại nhóm người Hồi giáo dân tộc Uyghur tại vùng đất Afghanistan. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng luôn đóng vai trò trực tiếp ở khu vực này.

Đó là lý do phải chờ đợi. Tổng thống Mỹ Donald Turmp liên tục nhấn mạnh: “Trong một điều kiện phù hợp sẽ có chiến lược của Mỹ tại Afghanistan”.

Các chuyên gia lại cho rằng, thực sự không có bất kỳ chiến lược hay lý do nào cho sự hiện diện tiếp tục của Mỹ tại khu vực này.

(Theo the Diplomat)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ