• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc và Nga: Bước ngoạt "đảo chiều" của Mỹ

Thế giới 11/03/2019 14:12

(Tổ Quốc) - Trong khi mức độ cạnh tranh là điều không tránh khỏi thì lo lắng an ninh từ các lợi ích chung giữa các siêu cường như Nga, Mỹ và Trung Quốc là điều tất yếu có thể xảy ra.

Hợp tác Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

Đầu tư của Mỹ tại Bắc Cực là định hướng đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga gia tăng tại khu vực này.

Tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc và Nga: Bước ngoạt đảo chiều của Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong thời gian dài, Mỹ được xem là một siêu cường bất đắc dĩ tại Bắc Cực. Vì vậy, Washington đã đầu tư rất ít vào các tài nguyên Bắc Cực. Không có cảng, ít có sự hiện diện quân sự và thiết lập ngoại giao. Tuy nhiên, vào tháng 2, Chính quyền Mỹ đã huy động khoảng 675 triệu đôla Mỹ đầu tư vào khu vực này. Giới quan sát phỏng đoán mức độ gia tăng cạnh tranh với Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực được đồn đoán tiếp tục.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm đồng minh NATO của Mỹ - Iceland vào ngày 15/2, ông đã thảo luận về mức độ hiện diện gia tăng của Nga tại Bắc Cực. Điều này dường như rằng Mỹ đã bắt đầu thay đổi chính sách Bắc Cực, hiện tại nhằm vào việc đối phó với việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nag ở mực độ cao hơn.

Nga thiết lập lại quân sự và đặt các trụ sở mới tại khu vực này. Cùng với sự hiện diện quân sự, Nga đóng vai trò đứng đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Bắc Cực. Moscow có kế hoạch 5 năm cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển tài nguyên.

Trong chính sách của Bắc Cực, Trung Quốc nhấn mạnh tham vọng phối hợp với tất cả các bên xây dựng dự án "Con đường tơ lụa" thông qua phát triển tuyến đường thủy Bắc Cực. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tuyến đường và thúc đẩy mở các tuyến thử nghiệm cho mục đích thương mại. Các đầu tư của Trung Quốc trong ngành công nghiệp năng lượng và mỏ diễn ra tại Iceland, Greenland, Nga và xa hơn nữa. Điều này đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nghiên cứu ở cả Bắc Cực và Nam Cực đồng thời duy trì chương trình nghiên cứu tại khu vực này.

Việc mở rộng hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực trong những năm gần đây liên tục được chính phủ Mỹ lưu ý. Cơ quan tham mưu an ninh quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một báo cáo về mức độ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga nhằm phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên ở bán đảo Yamal. Báo cáo gợi ý rằng, ảnh hưởng quan hệ của Trung Quốc và Nga tại an ninh khu vực Bắc Cực không đủ thu hút chú ý từ chính quyền Mỹ.

Bước ngoặt Mỹ tại Bắc Cực

Một số nhà quan sát cho rằng, đây là cuộc chiến thế giới mới, trong đó Nga, Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy ảnh hưởng và kiểm soát tại Bắc Cực. Thay đổi chính sách Mỹ gần đây bày tỏ nhiều lo lắng về việc gia tăng ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc đồng thời đồn đoán về mức độ hợp tác thân thiết của hai siêu cường.

Các nhà chính sách Mỹ có xu hướng nhìn vào bức tranh quan hệ Nga-Trung trong lợi ích Bắc Cực đồng thời nắm được các mục tiêu lâu dài riêng biệt giữa hai siêu cường này tại đây.

Nga và Trung Quốc, mặc dù chia sẻ tham vọng chung trong nhiều khía cạnh nhưng lại có mối quan hệ phức tạp trong các lĩnh vực cạnh tranh và hợp tác. Mối quan hệ Bắc Cực sẽ tiếp tục tập trung vào lợi ích kinh tế mà không phải là hiệp ước chiến lược. Nga vẫn bày tỏ lo lắng về tham vọng của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng các tham vọng tại các quốc gia Bắc Cực, đến gần với Bắc Băng Dương.

Việc thay đổi hợp tác giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc có thể cung cấp một tầm nhìn rộng. Điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc đều thích thú lợi ích tại Bắc Cực. Trung Quốc có tiềm năng là đối tác lớn với Mỹ nếu hai quốc gia cùng có chung câu hỏi về tầm quan trọng trong chiến lược Bắc Cực.

Mỹ và Nga sẵn sàng hợp tác đa lĩnh vực tại Bắc Cực. Cả Moscow và Washington cũng đã ký thỏa thuận thực hiện nghiên cứu vào tháng Năm năm ngoái.

Tại Hội đồng Bắc Cực, Nga và Mỹ thúc đẩy hợp tác về các sáng kiến liên quan đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Cùng với việc hợp tác song phương, nhiều lĩnh vực cả Trung Quốc, Nga và Mỹ đều có lợi ích và mục tiêu chung. Vào tháng 10 năm ngoái, ba thỏa thuận ký kết được thực hiện nhằm ngăn chặn đánh bắt cá thương mại không được kiểm soát trên biển cả ở Bắc Băng Dương.

Đây là nền tảng cho việc hợp tác đa phương trong một giai đoạn cụ thể, nhấn mạnh đến các vẫn đề quan trọng toàn cầu tại Bắc Cực.

Mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực tạo ra các lo lắng về những người tham gia tại khu vực này. Sự hiện diện quân sự của Nga và thay đổi vị trí chính sách của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker vào tháng trước đã kêu gọi châu Âu nên đóng vai trò đứng đầu tại Bắc Cực và gia tăng tiếp cận của châu Âu tới Bắc Cực.

Thúc đẩy đối tác hợp tác gia tăng các lợi ích được xem là định hướng chính xác nhất trong khu vực để gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ