• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Thân tình" Nga và Iran: Động thái Mỹ gồng mình đẩy xa quan hệ hai nước?

Thế giới 30/05/2019 18:26

(Tổ Quốc) - Theo các chuyên gia, các trừng phạt của Mỹ sẽ không thể khiến Iran khuất phục.

Quan hệ của Nga và Iran

Nga đang tìm kiếm lợi ích từ các động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran tại Trung Đông. Đến hiện tại, Nga và Iran là liên minh thân thiết nhưng vẫn còn một lộ trình dài để chứng minh mức độ khó khăn.

Thân tình Nga và Iran: Động thái Mỹ gồng mình đẩy xa quan hệ hai nước? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty

Chính quyền Tổng thống Trump vừa gửi đi tín hiệu mâu thuẫn liên quan đến Iran trong các tuần gần đây. Khủng hoảng bắt đầu khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton thông báo ngày 5/5 rằng Washington sẽ gửi nhóm tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư. Vào ngày 10/5, các quan chức Lầu Năm Góc thông báo việc triển khai tên lửa Patriot. Vào ngày 19/5, sau khi phiến quân thân Iran tiến hành phóng tên lửa gần sứ quán Mỹ tại Baghdad, Tổng thống Trump đã viết dòng tweet rằng: "nếu Iran muốn tấn công thì đó sẽ là ddierm kết cho quốc gia này".

5 ngày sau đó, Tổng thống Trump đã thông báo các kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu và triển khai 1500 binh lính đến khu vực. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã lên tiếng rằng: "Ngay hiện tại, tôi không nghĩ Iran muốn chiến đấu và tôi chắc chắn không nghĩ họ muốn chiến tranh với chúng tôi", ông Trump nói.

Vào ngày 27/5, Tổng thống Trump đã ủng hộ đề nghị của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm hòa giải mâu thuẫn. Một quan chức đứng đầu của Iran bày tỏ hoài nghi về sự chân thành của Mỹ.

Các quan chức Nga tin tưởng rằng, các thách thức vẫn tiếp tục sau các đàm phán về chính sách Iran của Tổng thống Trump. Theo thượng nghị sĩ Nga - Alexey Pushkov, Moscow và Tehran vẫn tiếp tục là liên minh bền vững. Ông Alexey Pushkov đã nói trên Foreign Policy rằng Nga sẽ liên minh với các quốc gia, bao gồm Iran nhằm gây sức ép cho chính quyền Mỹ. Ông Alexey Pushkov mô tả quan hệ giữa Nga và Iran là quan hệ đối tác liên quan đến mục tiêu chiến lược.

Nga hiện là một siêu cường có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Moscow có nhiều lợi ích tại Trung Đông và các yêu cầu luôn được đối tác tôn trọng. Vì vậy, Moscow đang nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng dầu và khí gas nhằm thúc đẩy tăng trường thương mại Nga, đối phó với khủng bố và bảo vệ các căn cứ quân sự tại Syria. Những gì gọi là "lợi ích quốc gia" đều được Moscow để mắt tại Syria.

Vào năm 2015, Nga đã gửi quân đến Syria nhằm nỗ lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Nga và Iran tiếp tục trong cuộc chống đối phó với khủng bố IS, al Qaeda và lực lượng phiến quân. Cả Nga và Iran đều gia tăng khả năng phát triển nguồn năng lượng dầu tại Syria.

Vào năm 2017, Syria đã ký thỏa thuận mở rộng căn cứ hải quân Nga và thành lập lực lượng không quân tại đất nước. Thỏa thuận kéo dài trong 49 ngày. Syria có phần cũng nhượng bộ và chiều lòng Nga trong bối cảnh Moscow hỗ trợ tái xây dựng đất nước sau nội chiến.

Mỹ có thể đẩy xa quan hệ giữa Nga và Iran?

Nga thúc đẩy việc gia tăng ảnh hưởng khu vực thông qua việc ký thỏa thuận hạt nhân 2015. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận này và tăng cường trừng phạt với Iran trong diễn biến căng thẳng giữa hai nước.

Theo các giám sát viên từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, cho dù Iran tiếp tục vẫn muốn giữ lại thỏa thuận hạt nhân với các quốc gia còn lại nhưng Mỹ lại dùng các biện pháp cứng rắn và gia tăng trừng phạt vào quốc gia này. Trong tháng này, chính phủ Iran đã đưa ra cảnh báo với các quốc gia thành viên còn lại là Đức, Pháp, Anh và liên minh châu Âu rằng: "nếu các thành viên còn lại không thể phục hồi thương mại bình thương trong vòng 60 ngày thì Iran sẽ làm giàu urani ở cấp độ cao. Đây là hoạt động khiến Mỹ nhiều lo lắng về tiềm ẩn hạt nhân Iran."

Washington tin tưởng rằng các hành động như vậy sẽ làm giảm thời gian mà Iran cần trong quá trình sản xuất urani nhằm chế tạo bom hạt nhân. Các chuyên gia Nga lại đánh giá điều này hoàn toàn khác. Moscow cho rằng Iran đang tìm cách gây sức ép với châu Âu để có thể nới lỏng các trừng phạt với nước này. Đổi lại Tehran sẽ không chế tạo bom hạt nhân. Nếu quân đội Mỹ tấn công Iran thì Tehran sẽ có cách đối phó, ông Vladimir Sazhin – chuyên gia về khu vực Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Nga cho biết.

Nga chỉ trích việc Mỹ thiết lập quân sự tại vùng Vịnh và phản đối cuộc tấn công nhằm vào Iran. Tuy nhiên, Nga lại không hề đưa ra kế hoạch phản ứng quân sự nếu Mỹ tấn công. Tổng thống Putin đã nói trong một cuộc họp báo rằng Nga không phải là "đội cứu hỏa".

Trong khi Moscow phản đối các trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ với Iran thì chính phủ Nga vẫn chưa gia tăng các đầu tư thương mại hay thương mại tại Iran nhằm đối phó với các trừng phạt. Trừng phạt của Mỹ đang hạn chế các giao dịch ngân hàng quốc tế với Iran và khiến cho giao dịch thương mại trở nên khó khăn. Đối mặt với vấn đề tương tự, Trung Quốc phải chi 33 tỷ đôla trong thương mại hàng năm với Iran trong khi chi 2 tỷ đôla cho Nga.

Nga đang xây dựng hai nhà máy hạt nhân tại Iran. Moscow đã hoàn thành việc xây dựng tổ hợp năng lượng hạt nhân Bushehr. Nga đang tiếp tục mở rộng một lò phản ứng tại Bushehr và xây dựng một lò thứ hai dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020.

"Nhìn chung, Nga không chống lại các trừng phạt của Mỹ nhưng vẫn chú ý đến các động thái hạt nhân của Iran", ông Vladimir Pozner – người dẫn chương trình nổi tiếng trên kênh Russian TV nói trên foreign policy.

Nga hiểu rằng, Iran không có chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nếu Iran thay đổi lập trường thì Nga vẫn đánh giá một Iran có sức mạnh hạt nhân có thể tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Các quan chức Iran không tin hoàn toàn vào Nga nhưng vẫn thúc đẩy quan hệ với Moscow ở lợi ích nhất định, giới quan sát nhận định.

Ông Pushkov cho biết Iran là siêu cường quan trọng của khu vực khi cả hai nước thúc đẩy quan hệ gần gũi tại Syria. Chắc chắn Nga cũng không dễ dàng bỏ qua mối quan hệ này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ