The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim

Hiếu Chấy | 05-12-2020 - 19:31 PM

(Tổ Quốc) - Ít ai biết, bộ phim The Call của Park Shin Hye chính là bản remake của một tác phẩm nước Anh năm 2011.

Bài viết có tiết lộ nội dung phim, hãy cân nhắc trước khi đọc nhé!

Với nội dung sáng tạo kể về những cuộc điện thoại kết nối giữa quá khứ - tương lai, bộ phim The Call (Cuộc Gọi) với sự tham gia của Park Shin Hye cùng Jeon Jong Seo đang là một cái tên rất được chú ý của điện ảnh Hàn Quốc.

Ít ai biết, The Call thực chất là bản remake của một tác phẩm giật gân mang tên The Caller năm 2011, là sản phẩm của nước Anh với Puerto Rico. Phát hành cách nhau 9 năm, 2 phiên bản có rất nhiều sự khác biệt và chỉ giữ lại được ý tưởng cơ bản là người từ quá khứ đe dọa bình yên của người trong hiện tại. Còn cụ thể những thay đổi ấy ra làm sao, và liệu bản nào sẽ hay hơn, xin mời đọc bài viết này!

Poster 2 phiên bản

Ác nữ Young Sook trong phim gốc còn… không được lộ diện, chỉ nghe mỗi giọng nói thầm thì lươn lẹo

Trong bản gốc, khán giả hoàn toàn không được thấy “giao diện” của kẻ ác từ quá khứ, có tên Rose. Giọng nói của Rose qua điện thoại cũng không có gì đặc biệt, ít nét ngổ ngáo và hằn học hơn so với phiên bản Hàn Quốc.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 2.

Xuyên suốt phim, khán giả chỉ được nghe Rose nói chuyện qua điện thoại bàn

Đến cuối phim khi Rose xuất hiện với ý đồ “băm chả” nữ chính Mary, khán giả cũng chỉ được nhìn loáng thoáng cái mặt và chân của ả. Dẫu vậy, tác phẩm cũng khiến người xem phải cảm thấy ấn tượng và sợ hãi nhân vật Rose qua những lời thoại và “món quà” kinh dị mà ả gửi cho nữ chính.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 3.

Đây chính là Rose của bản gốc già nua đang định đóng vai đao phủ

“Background” nhân vật khác 180 độ, hóa ra nữ chính từng là… gái có chồng!

Điểm nổi bật nhất chính là nhân vật Seo Yeon của Park Shin Hye vốn không phải là cô bé mất cha quay quắt thù hằn mẹ. Ở bản gốc The Caller, Mary lại là gái đã có chồng nhưng đang bê nhau ra tòa ly dị rất căng thẳng.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 4.

Chồng của Mary đẹp người nhưng xấu nết, có tính vũ phu và bàn tay đấm vợ thoăn thoắt, tuy đã bị tòa bắt phải giữ khoảng cách với Mary nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện làm cô hú cả hồn. Đã dính phải chồng tồi lại còn bị một bà nào đó đe dọa qua điện thoại, Mary sướng rơn khi gặp được anh chàng John đẹp trai quyến rũ lại rất là giỏi “chuyện ấy” (đúng thế, bản gốc có cảnh nóng nha!).

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 5.

Một cảnh nóng tối om om, nhưng nóng thì vẫn là nóng

Trái ngược, ở bản Hàn Quốc thì Seo Yeon lại chẳng có yêu đương tình thú gì. Thay vào đó, đạo diễn Lee Chung Hyun đặt cô vào những mối quan hệ sứt mẻ của gia đình mình.

Khán giả được gặp một Seo Yeon có phần lồng lộn, ngọt ngào hơn ở trong The Call

Ác nữ điên loạn Young Sook cũng đã được thay đổi, tạo dựng thêm nhiều chiều sâu hơn. Đạo diễn Lee Chung Hyun cũng chia sẻ rằng, lý do anh phát triển tuyến nhân vật phản diện này chính là vì mong muốn xây dựng hình tượng những người phụ nữ mạnh mẽ - một điều màn ảnh Hàn ít làm. Chính vì vậy, Young Sook không chỉ lộ mặt mà còn có thêm bà mẹ thầy đồng mê tín dị đoan, bị mẹ đánh cho ra bã ngày đêm và đối xử như một loài thú bị giam cầm. Điều này giải thích tốt hơn cho những hành động điên loạn của nhân vật khi buông tay chém giết liên hoàn về sau. Đồng thời, bà mẹ cũng là một nét chạm rất Châu Á của phim.

Việc mở rộng tuyến nhân vật của ác nữ Young Sook có lẽ là điều đúng đắn nhất của bản Hàn

Nội dung cũng hoàn toàn khác: nữ chính hồi bé hóa "siêu nhân" làm điều người lớn không thể?

Chính vì các nhân vật có mối quan hệ khác nhau ở 2 phiên bản, vậy nên nội dung và tình tiết chính của 2 bộ phim cũng hoàn toàn khác.

Ở bản gốc, Mary cũng chỉ “lươn lẹo” lừa ác nữ Rose được một lần, thì cũng không thành. Rose nhanh chóng “xử đẹp” John (khi ấy John còn là trẻ con), bắt cóc Mary khi còn nhỏ và càng gây thêm sức ép cho Mary hiện tại.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 8.

Điểm “na ná” duy nhất là phần kết cao trào của phim, khi nhân vật trong quá khứ phải giết kẻ phản diện để cứu lấy nữ chính thời hiện tại sắp bị chém chết. Nếu như bản Hàn Quốc cho thấy bà mẹ đã lao mình để giết Young Sook thì trong phim gốc, chính “Mary nhí” đã cầm dao xử đẹp một người phụ nữ điên loạn.

Twist khủng cuối phim cũng thay đổi cực mạnh, nhưng bản gốc “okla” hơn!

The Call khiến khán giả phải phát khóc khi “bẻ cua” phút chót ở after-credit, cho thấy Young Sook thực ra vẫn sống tiếp và giết luôn mẹ của Seo Yeon. Sau đó, ả ta bắt nhốt Seo Yeon trong căn hầm suốt nhiều năm, thay đổi tất cả thực tại.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 9.

Đến cuối phim, tất cả biến thành "một cú lừa"

Về phần bản gốc, phản diện Rose đã chết là chết luôn không bàn cãi. Tuy nhiên, chồng của Mary khi đó vẫn tiếp tục xuất hiện và tát cô một cái sưng húp cả mặt. Ba máu sáu cơn, Mary có vẻ đã giết chồng và giấu xác trong nhà, xây tường bít kín lại. Chi tiết Mary “xử đẹp” tên chồng vũ phu tuy không được phim thể hiện, tuy nhiên tình tiết trước và sau đều ám chỉ “con giun xéo lắm cũng quằn”. Giờ đây, Mary đã bắt đầu trở thành chính ả Rose ác độc.

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 10.

Sau cú tát trời giáng của chồng, Mary lườm hằn học rồi phim cắt sang cảnh cô đang "đóng gạch"

Nhìn chung, cả 2 cái kết đều tạo được sự ám ảnh và tiếp nối chuỗi kinh hoàng của ý tưởng phim. Tuy nhiên, cái kết của bản gốc có phần “ép phê” hơn, không khiến khán giả cảm thấy tức tối, bực bội như những gì The Call của Hàn Quốc đã làm.

Cái nhà bản gốc xấu thấy ớn

Xin trừ một điểm của bản gốc vì cái nhà xấu điên đảo không thể chịu được. Thực chất trong The Caller, Mary chỉ dọn đến ở một căn hộ nhỏ thó tồi tàn chứ không phải là nguyên một gia tài bất động sản khổng lồ như Seo Yeon. Dẫu sao thì về cách xây dựng bối cảnh và nghệ thuật khiến khán giả cảm thấy bồn chồn (nhưng vẫn sướng mắt), bản Hàn Quốc ăn chắc điểm cộng!

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 11.

Căn hộ trong bản gốc nhìn khá xoàng, nếu không muốn nói là xấu đau xấu đớn

Bàn Hàn rõ ràng trông đắt đỏ hơn nhiều, cũng tạo được sự kỳ bí, tráng lệ cho phim

Kết: Bản Hàn Quốc vẫn cứ là chất hơn!

Nếu như ở bản gốc, The Caller hiện lên là một bộ phim kinh phí thấp và tối om như tiền đồ của chị Dậu thì sang đến Hàn Quốc vào 9 năm sau, tác phẩm này có sự “thay da đổi thịt” cả ở nội dung lẫn phần nhìn.

The Call với Park Shin Hye và Jeon Jong Seo, đạo diễn bởi Lee Chung Hyun mang đến cảm giác “lớn” hơn, dày dặn hơn và tất nhiên là cũng đẹp mắt hơn rất nhiều. Đáng tiếc, cái kết thực sự của phim lại không thể mang đến cảm giác thoải mái và hứng thú như ý tưởng gốc, nhưng dù gì thì cũng khiến người xem phải đau đáu lên mạng xã hội “xả giận”.

The Call (Cuộc Gọi) hiện đã được phát hành cho khán giả Việt Nam từ ngày 27/11.

Nguồn ảnh: Netflix, Bankside Films

The Call so với bản năm 2011: Ác nữ bản gốc không thèm lộ diện, thay đổi đáng sợ nhất chính là twist khủng cuối phim - Ảnh 14.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM