• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thế trận Syria: "Cái cớ" để Washington ở lại Syria chăng?

Thế giới 21/11/2018 16:49

(Tổ Quốc) - Chính quyền Syria và Liên Hợp Quốc dường như đã thất bại trong nỗ lực bảo vệ người dân tại Syria. Điều đó phụ thuộc vào Washington ở hiện tại.

Vào tháng Chín, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật bảo vệ dân thường Caesar Syria. Dự luật đã nhận được các khen ngợi của truyền thông phương Tây và lực lượng chống chính quyền Assad.

Thế trận Syria: Cái cớ để Washington ở lại Syria chăng? - Ảnh 1.

Thế trận Syria. Ảnh:National Interests

Nếu Washington triển khai Dự luật Caesar nhằm giúp người dân Syria và duy trì bình ổn trong tiến trình tái xây dựng Syria thì điều này nằm ngoài pháp chế của Quốc hội. Thay thế vào đó, Washington nên thúc đẩy các biện pháp bảo vệ dân thường (PoC) không truyền truyền thống tại Syria, tập trung vào việc gây ảnh hưởng duy trì hiện tại.

Mục đích của dự luật Caesar?

Dự luật Caesar được đặt tên sau khi một nhiếp ảnh gia của Syria đưa ra các hình ảnh bằng chứng về việc lạm dụng nhân quyền chống lại người dân trong hệ thống tù tội của chính quyền Tổng thống Syria - Assad.

Việc tập trung vào pháp luật nhằm kiềm chế các hoạt động trái phép của người dân Syria thông qua việc trừng phạt chính quyền Syria, ngân hàng trung ương và những người liên quan đến tội ác nhằm vào dân thường. Theo cách đó, các trừng phạt của Mỹ sẽ giúp tái khẳng định và thực thi đúng theo luật quốc tế đang tồn tại mà Syria và những người liên quan thuộc chính quyền Tổng thống Assad đang vi phạm.

Trong thời gian qua, Mỹ đang áp các trừng phạt nhằm vào những người hỗ trợ khả năng quân sự cho chính quyền Tổng thống Assad, trong đó ám chỉ đến Nga và Iran. Quyết định của Washington nhằm trừng phạt thương mại công nghệ của Nga và Iran là rõ ràng. Trước đó vào ngày 24/9, Moscow đã giao hệ thống phòng thủ S-300 cho chính quyền Tổng thống Assad. Quyết định của Nga trong việc chuyển một trong số các hệ thống phòng thủ tối tân nhất cho Syria sau vụ việc máy bay Nga bị bắn rơi vào hôm 18/9.

Dự luật Caesar là một bước tiến chủ động: thúc đẩy đàm phán thiết lập chính trị chấm dứt chiến tranh, ép buộc chính quyền Tổng thống Syria Assad phải chịu trách nhiệm theo Tòa án hình sự quốc tế về các vấn đề tội phạm chiến tranh và các bên liên quan. Tuy nhiên, các điều khoản khác cũng bao gồm trong luật pháp và thời gian qua đặt ra câu hỏi về động cơ của Washington.

"Những dự thảo luật này sẽ mang tới cho chính quyền những gì cần thiết về mặt ngoại giao và tài chính để giúp ngăn chặn việc chính quyền Tổng thống Assad giết hại những người Syria vô tội. Văn bản này cũng sẽ khuyến khích các cuộc đàm phán thực sự bằng cách nhắm mục tiêu đến những người ủng hộ ông Assad, Putin và Ayatollah", Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Edward R. Royce đề cập đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei.

Mỹ không đời nào rời khỏi Syria

Về mặt truyền thống, PoC chịu trách nhiệm cho liên bang. Và khi liên bang không thể hoặc không muốn bảo vệ, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có thể ủy quyền và chịu trách nhiệm bảo vệ khả năng và các lĩnh vực triển khai.

Trong lập trường nhất định, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều muốn tiến tới tiến trình PoC song phương nhằm thúc đẩy bình ổn và tái xây dựng Syria. Cả hai chỉ tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ dân thường cá biệt mà không phải là người dân nói chung.

Đối với tiến trình PoC của Thổ Nhĩ Kỳ, việc bảo vệ người dân nhằm hỗ trợ những người sống ở khu vực phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ mà không phải lực lượng người Kurd. Washington có thể bảo vệ dân thường đối mặt với rủi ro tại Syria.

Tướng Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát quốc phòng quốc gia Moscow đã nhấn mạnh trong phiên họp chung của ủy ban Nga và Syria nhằm thảo luận về việc trở về Syria của nhóm người tị nạn. Ông Mikhail Mizintsev cho rằng Mỹ đang làm suy yếu các điều kiện nhân đạo tại trại tị nạn Rukban. Việc thiết lập được xác định trong khu vực an ninh được kiểm soát bởi Mỹ xung quanh căn cứ Al-Tanf ở biên giới Syria và Jordan.

"Tại sao Liên Hợp Quốc đáng nhẽ phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp hỗ trợ tất cả các bên cho tị nạn, tuy nhiên điều này lại không hề có tín hiệu giải quyết các vấn đề nhân đạo toàn cầu, trong đó liên quan đến tình hình nghiêm trọng của người dân Syria tại trại Rukban?", ông Mizintsev nói thêm.

Tướng Mizintsev thuyết phục rằng, sứ mệnh của Lầu Năm Góc trong cuộc chiến chống lại khủng bố IS không liên quan đến căn cứ Al-Tanf bởi vì không hề có khủng bố ở phía nam Syria.

Cả Mỹ và Nga liên tục bị cáo buộc về việc sử dụng trại tị nạn này nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ tại Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad luôn cho rằng đây là hành động bất hợp pháp. Nhắc đến tình hình quanh Rukban rất phức tạp, tướng Chris Ghika - chỉ huy quân Anh trong liên quân do Mỹ dẫn đầu đặt ra câu hỏi tại sao liên minh do Mỹ muốn đối phó với khủng bố IS lại phải đợi Nga hỗ trợ đến trại tị nạn?

Trong khi đó, Nga lại tiếp tục kêu gọi Mỹ rút khỏi căn cứ ở phía Nam Syria và khẳng định sự hiện diện của Mỹ đang vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, điều này dường như đang trở nên khó thành hiện thực bởi Washington đã có lý do để từ chối ngỏ ý của Moscow.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ