• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thế trận Syria: Điểm kết Nga - Thổ thực sự muốn điều gì ?

Thế giới 26/09/2018 15:49

(Tổ Quốc) - Sau khi định hình lại chiến trường Syria, Nga hiện đang cố gắng thiết lập lại hòa bình cho quốc gia này.

Các căng thẳng giữa Israel và Nga đang leo thang trong những ngày gần đây khi Moscow cho rằng Israel là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy Nga tại Syria.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Erdogan. Ảnh: Reuters

Giới quan sát cho rằng, một cuộc chiến kéo theo sự tham gia của các cường quốc khác nhau trên thế giới tại Syria giống như một điểm kết của xung đột, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã sẵn sàng cho cuộc cải tổ tương lai cho Syria.

Sự tham gia của các bên và mong muốn tham vọng với Syria trong tương lai trong bối cảnh nội chiến đang ở giai đoạn cuối. Điều đó có gì khác biệt?

Những gì Nga đang muốn?

Theo tờ haaretz, khi nhắc đến tương lai Syria, Nga giống như “người dẫn dắt” cho chính quyền Tổng thống Bashar Assad trong nội chiến suốt 7 năm qua.

Nga tăng cường quân sự mở rộng mặt trận truy quét khủng bố IS và giúp chính quyền Tổng thống Syria  Bashar Assad có được chiến thắng nhất định tại khu vực này.

Góp mặt quan trọng cho việc định hình trận chiến Syria, Moscow được cho là đang cố gắng thiết lập hòa bình cho mảnh đất này. Liên minh không chắc chắn với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã gây nên nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.

Tuần trước, Nga đã đạt được một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ cho trận chiến Idlib, ít nhất là đến hiện tại. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov liên tục tìm kiếm ủng hộ mạnh mẽ tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong tuần này. Moscow đang mong muốn ra đời một hiệp định nhằm thu hút hỗ trợ tài chính từ phương Tây cho quá trình tái thiết Syria.

Nga mong muốn duy trì ảnh hưởng đối với Damascus sau khi chiến tranh kết thúc nhằm duy trì vị trí chiến lược ở Trung Đông đồng thời là khách hàng ổn định cho vũ khí và hàng hóa của Nga. Điều này cũng cảnh báo chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh. Thông báo của Nga vào ngày 24/9 cho biết, Moscow sẽ cung cấp cho chính phủ Syria hệ thống phòng không S-300. Trong khi đó, Israel liên tục cho biết sẽ kiềm chế bất kỳ ảnh hưởng nào của Nga tại đất nước này.

Ẩn ý tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là hi vọng cuối cùng của lực lượng nổi dậy Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã thu rất ít lợi ích từ việc tham gia mắt xích hợp tác với Nga và Iran về vấn đề Syria. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và châu Âu hiện đang trong giai đoạn thấp nhất bởi các động thái cứng rắn của Tổng thống Erdogan.

Theo các chuyên gia, ắt hẳn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ có ý nghĩ cố gắng trì hoãn khủng hoảng mới có thể xảy ra dọc biên giới Syria. Ankara muốn né tránh làn sóng tị nạn đang đổ dồn vào nước này kể từ nội chiến Syria trong suốt hơn 7 năm qua.

Bất kỳ cuộc tấn công Idlib nào xảy ra cũng đều là thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng chục nghìn người tị nạn sẽ vào  nước này. Ankara đã gửi quân tiếp viện vào sâu bên trong Idlib, tuy nhiên điều này cũng chưa thể đảm bảo nếu cuộc tổng tấn công cuối cùng sẽ diễn ra như thế nào khi có sự hậu thuẫn của Nga và Iran.

Vì vậy, việc Ankara gặt hái được thỏa thuận với Moscow về lệnh ngừng bắn quanh Idlib là một thành công lớn chính quyền Tổng thống Erdogan. Tuy nhiên các nhà phân tích và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra câu hỏi liệu Ankara có thể vượt qua được rào cản cuối khi thế trận Syria đang dần về tới đích?

Trong khi đó, Iran đang chơi một trò chơi lâu dài và bền vững tại Syria. Là đồng minh thân thiết, Tehran vẫn duy trì lực lượng ổn định tại Syria trước khi chiến tranh xảy ra vào năm 2011.

“Iran hiện chưa có kế hoạch rời khỏi Syria và mong muốn  duy trì lực lượng tại đây và liên minh với Syria đối phó với Israel”, các nhà quan sát cho biết.

Iran đang lo ngại vì sự mở rộng ảnh hưởng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong khu vực. Nền kinh tế Iran đang rơi vào khủng hoảng và đối mặt với nhiều rủi ro kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tăng cường các trừng phạt vào nước này. Tuy nhiên, Iran vẫn còn thời gian trong tay và sẽ vẫn quyết bám trụ tại khu vực này trong thời gian dài.

 Điều Mỹ và đồng minh muốn?

Mỹ hiện vẫn duy trì hiện diện quân sự tại Syria nhằm đảm bảo quét sạch lực lượng khủng bố khỏi khu vực, việc người dân Syria vẫn được nhận tiếp trợ nhân đạo và đảm bảo không có bất kỳ cuộc tấn công vũ khí hóa học nào.

Washington liên tục đưa ra tuyên bố việc đáp trả thích đáng nếu bất kỳ cuộc tấn công vũ khí hóa học nào diễn ra tại Syria. Mỹ cho rằng sẽ ra sức ngăn chặn cuộc tấn công lớn và được mô tả giống như một thảm họa nhân đạo.

Theo Bloomberg, Tổng thống Putin không hề mong muốn căng thẳng gần đây với Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ bởi điều đó sẽ tạo nên xung đột cho Syria. Tại thế trận cuối cùng ở Idlib, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã là một phe. Việc cân bằng lực lượng liên tục thay đổi từ khi Nga tham gia vào chiến tranh Syria cách đây 3 năm.

“Tổng thống Trump có vẻ như là nhân vật quan trọng và trọng tâm cho sự thay đổi thế trận hiện tại”, các nhà quan sát cho biết.

Điều chắc chắn, các cảnh báo của Mỹ nhằm đối phó với cuộc tấn công của Idlib sẽ đồng nghĩa với nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với Nga. Giới quan sát cho rằng, người Mỹ sẽ trên cùng một chiến tuyến với Ankara khi Nga ra sức hậu thuẫn Syria tổng tấn công vào Idlib./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ