• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thủ thuật “yểm bùa” Ngoại trưởng Mỹ nhắm vào Nga Triều

Thế giới 02/08/2017 17:11

(Tổ Quốc) - Dường như ông Rex Tillerson phải dùng thủ thuật “cương nhu” tìm kiếm đối sách quan hệ Mỹ với Nga Triều vào thời điểm hiện tại?

“Chờ động thái hợp tác từ Triều Tiên”

Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết, Mỹ vẫn mong muốn Triều Tiên cùng đàm phán với điều kiện Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân.

Thủ thuật “cương nhu” tìm kiếm đối sách quan hệ Mỹ với Nga Triều

Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, ông Tillerson nhấn mạnh, Mỹ không nỗ lực nhằm thay đổi chính quyền Triều Tiên, tuy nhiên, các động thái về vụ thử tên lửa liên lục địa của Bình Nhưỡng vào tháng 7 là không thể chấp nhận được.

“Chúng tôi không có bất kỳ ý định nhằm thay đổi thể chế của Bình Nhưỡng. Chúng tôi cũng không mong muốn tiến tới việc tái hợp bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi không phải là kẻ thù của Triều Tiên và cũng không hề đe dọa nước này. Tuy nhiên, các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng đối với Mỹ là không thể chấp nhận được. Chúng ta phải có định hướng. Mỹ và Triều Tiên có thể ngồi lại và đàm thoại về tương lai”, ông Tillerson nói.

Mong muốn tiến tới đối thoại giữa Mỹ Triều chỉ trong trường hợp Bình Nhưỡng chấp thuận theo đuổi phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã chỉ trích tuyên bố này bởi Triều Tiên sẽ không bao giờ chấp thuận yêu cầu của ông Tillerson.

Ông Tillerson cũng nhấn mạnh về hàng loạt các thách thức đối với toàn cầu bao gồm vấn đề Syria hay cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo IS, các hoạt động của Iran tại Trung Quốc và nỗ lực tiến tới cam kết hòa bình tại Đông Ukraine.

Mục tiêu trong tất cả các chính sách ngoại giao của Mỹ đều thực hiện theo khẩu hiệu chiến dịch của Tổng thống Donald Trump “làm cho nước Mỹ lớn mạnh trở lại”.

Theo ông Tillerson, đây không chỉ là khẩu hiệu mà là định hướng dẫn dắt của chính sách. Tuy nhiên, ông Tillerson cảnh báo “khi chúng tôi tuyên bố Mỹ trên hết thì không có nghĩa là Mỹ một mình”.

Nguyên tổng giám đốc tập đoàn Exxon Mobil cũng có chia sẻ về các dòng tweet gây tranh cãi gần đây của Tổng thống Trump.

“Đây là một phần của môi trường mà chúng tôi làm việc và chúng tôi sẽ chấp nhận. Có rất nhiều những điều không mong đợi xảy ra với chúng tôi trong hoạt động ngoại giao. Những gì Tổng thống muốn chia sẻ, ông ấy rõ ràng đã có chia sẻ với mọi người”, ông Tillerson nói thêm.

Khi được hỏi về mối quan hệ với Tổng thống Trump, ông Tillerson cho biết: “Chúng tôi có quan hệ tốt. Có thể nói là một quan hệ mở và tôi cảm thấy thoải mái khi nói về Tổng thống theo cách suy nghĩ của mình”.

Ông Tillerson cũng thừa nhận, chúng tôi có những điểm khác bao gồm các trao đổi về vấn đề hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, ông cho biết: “Nếu không có những điểm khác biết, tôi sẽ không làm việc với Tổng thống Trump”.

Ông Tillerson được ông Trump chọn làm Ngoại trưởng Mỹ không phải nhờ kinh nghiệm làm ngoại giao của ông, mà từ kỹ năng đàm phán của người đứng đầu một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao buộc ông phải dựa rất lớn vào những nhà ngoại giao chuyên nghiệp để giải quyết những thách thức về đối ngoại mà Mỹ đang phải đối mặt.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thừa nhận có bất đồng với Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 Iran, đồng thời cho biết đôi bên đang thảo luận cách thức dùng thỏa thuận quốc tế này để thúc đẩy các chính sách của chính quyền Trump.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng vài lần cam kết sẽ rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận ký kết với Nga, Trung Quốc cùng 3 cường quốc Châu Âu để ngăn chặn chương trình hạt nhân Iran để đổi lấy việc tháo dỡ phần lớn các biện pháp chế tài phương Tây đối với Iran.

"Tổng thống và tôi có bất đồng quan điểm về nhiều việc chẳng hạn như chương trình Hành động Toàn diện JCPOA và cách ứng dụng,” Ngoại trưởng Tillerson cho biết tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao khi nhắc tới thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

Nhà ngoại giao đứng đầu Mỹ cũng cho rằng, chính ông đã điều tướng về hưu đồng thời là cựu đặc phái viên về Trung Đông Anthony Zinni đến Trung Đông nhằm phối hợp giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh với Qatar.

“Vấn đề này trở nên khẩn cấp đối với chính quyền Tổng thống Trump bởi vì hiện một căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ  tại Trung Đông đang hoạt động ở Qatar. Ông Zinni sẽ tiếp tục đến khu vực này vì thế chúng tôi có thể giúp duy trì áp lực liên tục trên thực địa, ông Tillerson cho biết.

Theo ông Tillerson, Qatar hiện đã thực hiện đầy đủ cam kết thỏa thuận trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi mong muốn tiến tới giải quyết mâu thuẫn tại các quốc gia vùng Vịnh và cũng là hướng đi quan trọng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố vào thời điểm hiện tại

Căng thẳng “cao điểm” Nga Mỹ

Ông Tillerson cũng tỏ ra “căng thẳng” với vấn đề của Nga khi yêu cầu trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ cho biết, ông sẽ gặp Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov trong bên lề hội nghị tại châu Á nhằm thảo luận về việc cải thiện các quan hệ với Nga sau các lệnh trừng phạt mới mà Quốc hội Mỹ thông qua.

Ngoại trưởng Tillerson cho biết, phương châm của Mỹ luôn là “Chúng tôi sẽ làm việc với điều này. Chúng tôi không thể để mọi việc đi quá xa”.

Một khía cạnh trong quan hệ của Mỹ và Nga luôn được quan tâm là nỗ lực trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS. Liên minh chống lại IS là một nỗ lực nghiêm túc giữa Washington và Moscow hiện tại, ông Tillerson nhấn mạnh.

Về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ cùng nhấn mạnh đến ưu tiên số 1 trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Vào tháng trước, Bình Nhưỡng đã tuyên bố thách thức có thể tiến hành cuộc tấn công tên lửa hạt nhân nhằm vào trung tâm Mỹ nếu Washington cố tình lật đổ chính quyền Kim Jong Un.

Ông Tillerson cho rằng, thách thức từ Triều Tiên là mối đe dọa đến khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ có chuyến thăm châu Á vào cuối tuần này nhằm tìm kiếm nỗ lực tăng cường gây sức ép giải quyết hòa bình đối với chính quyền Triều Tiên.

“Mỹ luôn kêu gọi giải quyết trong hòa bình thông qua đàm phán. Tuy nhiên, mọi đàm phán đều vô nghĩa nếu Bình Nhưỡng tiếp tục tham vọng hạt nhân”, ông Tillerson nói.

Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc. Tổng thống Trump đã từng nhấn mạnh về vấn đề này trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Gần đây, ông Trump đã tỏ ra thất vọng về các biểu hiện của Bắc Kinh.

Nói về vấn đề này, ông Tillerson nhấn mạnh: “Chúng tôi không hề đổ lỗi hoàn toàn cho Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, Bắc Kinh có mối quan hệ đặc biệt và độc nhất với Bình Nhưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tiếp tục sử dụng các ảnh hưởng của mình nhằm tăng cường tác động đến Bình Nhưỡng”.

Theo ông Tillerson, Triều Tiên có thể không rõ ràng trong quan hệ với Trung Quốc nhưng đối với Washington, Bắc Kinh luôn là đối tác quan trọng không thể thiếu.

(Theo CNN)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ