• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tiêm kích thế hệ 5 TQ bay vù vù, cú tát "trời giáng" vào sự kiêu căng của Ấn, Nga lĩnh đủ?

An ninh trật tự 30/05/2020 11:20

(Tổ Quốc) - Ấn Độ đã rút khỏi đề án Su-57, họ hiện giờ chẳng biết làm thế nào để có tiêm kích tàng hình. Còn tại Trung Quốc, tiêm kích thế hệ 5 đang bay vù vù, giáng một cú tát đau vào Ấn Độ.

Thị trường vũ khí Ấn Độ: Miếng bánh thơm ngon...

Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, lên tới hàng chục tỷ USD/năm khiến các nhà thầu quân sự nước ngoài rất thèm khát.

Bất chấp việc tỷ lệ của Ấn Độ trong tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí thế giới trong những năm gần đây có chiều hướng giảm nhưng quốc gia Nam Á này vẫn là miếng bánh thơm ngon đối với nhiều công ty sản xuất vũ khí "đình đám" gần như trên khắp thế giới.

Số tiền mà Ấn Độ dự chi cho việc mua sắm vũ khí từ nước ngoài nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Tính đến thời điểm năm 2019, ngân sách nhập khẩu vũ khí mà nước này dự chi trong những năm tới có tổng trị giá vượt 85 tỷ USD, khổng lồ hơn nhiều so với "gã nhà giàu" Saudi Arabia, đứng thứ 2, với ngân sách chỉ khoảng 50 tỷ USD. Có thể thấy rằng thị trường Ấn Độ đang dẫn đầu với khoảng cách rất lớn so với phần còn lại.

Tiêm kích thế hệ 5 TQ bay vù vù, cú tát trời giáng vào sự kiêu căng của Ấn, Nga lĩnh đủ? - Ảnh 1.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache của Ấn Độ mua từ Mỹ.

... nhưng các nhà thầu quân sự TG khiếp hãi, Nga lĩnh đủ

Trong số những đối tác chính của Ấn Độ trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự gồm có cả Nga. Tuy nhiên, nhiều công ty được coi là các đối tác kỹ thuật quân sự của Ấn Độ phần lớn cảm thấy ức chế, khó chịu hoặc thậm chí là khiếp hãi.

Tại sao như vậy khi vấn đề liên quan tới những bản hợp đồng hàng tỷ USD?

Lý do rất đơn giản. Ấn Độ từ cuối thập niên 90 đi theo nguyên tắc "đa dạng hoá các nguồn cung cấp vũ khí". Nguyên tắc này bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Cargil năm 1999 khi một cuộc xung đột biên giới tiếp theo nổ ra giữa Ấn Độ và Pakistan.

Ấn Độ định tập trung các lực lượng quân sự đông đảo tại Kashmir. Tuy nhiên, đã xuất hiện những vấn đề nhất định, mà Dehli vội vàng buộc tội cả các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài.

Trong số những công ty "lĩnh đủ" từ phía các chính trị gia và quan chức quân sự cấp cao cố tình né tránh trách nhiệm, có cả của Nga. Và khi đó một quyết định đã được ra về việc "càng có nhiều nhà cung cấp để Ấn Độ lựa chọn, diễn biến tình hình trên thị trường kỹ thuật-quân sự càng tốt hơn".

Ấn Độ đã chờ đợi việc gia tăng số lượng các nhà cung cấp nước ngoài sẽ tạo ra thêm sự cạnh tranh, còn quân đội của họ sẽ nhận được khí tài và công nghệ tối tân.

Số lượng các công ty cung cấp khí tài quân sự trên cho thị trường Ấn Độ đúng là tăng rất mạnh. Nhưng xuất hiện sự khó chịu không hề nhỏ mà được đề cập ở trên trong số chính những công ty này.

Vấn đề ở chỗ là Ấn Độ bắt đầu đưa ra ngày càng nhiều những yêu cầu mới. Việc xem xét các đề xuất chào hàng trong khuôn khổ những gói thầu mua sắm vũ khí thường kéo dài lê thê.

Gói thầu mua hơn 100 chiếc tiêm kích cho Không quân Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Việc xem xét các phương án, mà trong đó có cả tiêm kích Su-35 lẫn MiG-35 của Nga, đang kéo dài tới hơn 5 năm và vẫn chưa biết bao giờ mới kết thúc.

Tiêm kích thế hệ 5 TQ bay vù vù, cú tát trời giáng vào sự kiêu căng của Ấn, Nga lĩnh đủ? - Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-35 Nga từng chào hàng cho Ấn Độ.

Trong khi đó, để lấp chỗ trống, họ đã "nghiến răng" đặt mua 36 chiếc tiêm kích Rafale của Pháp, nhưng cuối cùng mới nhận ra rằng mỗi chiếc tiêm kích này ngốn số tiền không tưởng – gần 200 triệu USD.

Với số tiền trên có thể mua được gần 3 chiếc Su-35 của Nga với đầy đủ vũ khí và không phải bỏ tiền ra để tái trang bị hạ tầng cơ sở (bao gồm cả những máy bay tiếp nhiên liệu), bởi vì hạ tầng của Ấn Độ "biết rất rõ" thế nào là khí tài của Nga.

Từng có lúc cả người Thuỵ Điển, chào mời Không quân Ấn Độ tiêm kích JAS-39 Gripen, đã phải cực kỳ "ức chế" khi bên mời thầu liên tục thay đổi điều kiện, đến mức công ty SAAB của Thuỵ Điển tuyên bố rằng sẽ rút: "Chúng tôi đi đến kết luận rằng chúng tôi (SAAB) sẽ khó thực hiện được các điều kiện của gói thầu mới được điều chỉnh của Ấn Độ".

Tuy nhiên, sau đó một thời gian, Thuỵ Điển vẫn quyết định quay lại với đề xuất các tiêm kích JAS-39 Gripen tối tân nhất của mình cho thị trường Ấn Độ.

Hiện nay Lockheed Martin cũng đang hết sức ức chế bởi mới đây Ấn Độ tuyên bố rằng sẽ từ chối mua tiêm kích F-21 (biến thể nâng cấp sâu của F-16), vốn được nhà thấu quân sự Mỹ chế tạo và chào hàng riêng cho Không quân Ấn Độ.

Tiêm kích thế hệ 5 TQ bay vù vù, cú tát trời giáng vào sự kiêu căng của Ấn, Nga lĩnh đủ? - Ảnh 5.

Tiêm kích F-21 Lockheed Martin chào hàng cho Ấn Độ.

Họ thậm chí đã lên kế hoạch mở nhà máy sản xuất trên lãnh thổ Ấn Độ, nhưng New Dehli quyết định rằng, thay vì mua F-21 Mỹ thì cần thiết lập dây chuyền sản xuất hàng loạt các máy bay tiêm kích LCA Tejas tự phát triển trong nước và dự kiến sẽ đặt hàng thêm 83 chiếc loại này.

Trên mạng xã hội châu Âu xuất hiện những bình luận cho rằng tất cả các vấn đề phát sinh liên quan tới những bản hợp đồng kỹ thuật-quân sự là do các rạn nứt về chính trị của Ấn Độ. Nói một cách đơn giản, mỗi một lực lượng chính trị đều muốn "giật lấy phần của mình", gồm cả kinh tế lẫn chính trị.

Kết quả là xảy ra một cuộc chiến âm thầm, mà biểu hiện ra bên ngoài chính là sự bất định của nhà nước Ấn Độ trong vấn đề ký bất cứ bản hợp đồng nào.

Tiêm kích thế hệ 5 TQ bay vù vù, cú tát trời giáng vào sự kiêu căng của Ấn, Nga lĩnh đủ? - Ảnh 6.

Đồ họa tiêm kích tàng hình FGFA thế hệ 5 Nga chào hàng cho Ấn Độ.

"Lựa chọn thì lâu, yêu cầu thì lắm", trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể cố đưa thêm vào các điều khoản bổ sung. Một trong những ví dụ như thế đó là bản hợp đồng về chương trình tiêm kích thế hệ 5 FGFA dự kiến sẽ do Nga và Ấn Độ phối hợp triển khai.

Trong khi một vài nhóm chính trị ủng hộ việc tiếp tục hợp tác với Nga để có được chiếc tiêm kích tàng hình FGFA tối tân, số khác lại nhiều lần tuyên bố về những nhược điểm của chương trình này. Đó là chưa nói tới việc phương án cuối cùng của chiếc tiêm kích vào thời điểm đó, về bản chất, vẫn chưa có.

Cuối cùng Ấn Độ đã rút khỏi đề án (Su-57), còn hiện giờ không thể quyết định được làm thế nào để có tiêm kích thế hệ 5. Để tự sản xuất, sẽ tốn kém tới vài chục tỷ USD và nhiều năm lao động miệt mài.

Còn tại Trung Quốc, tiêm kích thế hệ 5 đang bay vù vù… điều giáng một cú tát đau vào sự kiêu căng của Ấn Độ.

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ