Tin "giật gân tầm cỡ thế kỷ": Pantsir-S1 Nga chế tạo bị thảm sát - Cuộc chiến mới thực sự

Bảo Lam | 11-08-2020 - 19:24 PM

(Tổ Quốc) - Có một "tin giật gân tầm cỡ thế kỷ" là việc 2 tổ hợp Pantsir-S1 bị phá huỷ tại Ethiopia, nơi chúng được triển khai để bảo vệ con đập của nhà máy thủy điện đang được xây dựng.

Trong bài viết mang tựa đề "Как рождаются фальшивые данные об эффективности ЗРПК «Панцирь-С1» - Những thông tin giả mạo về hiệu quả kém của các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 được lấy từ đâu?", nhà bình luận người Nga Sergey Marzhetsky đã vạch trần sự nhiều điều bất ngờ.

Cuộc chiến tranh thực sự chống lại Pantsir-S1 đã được công khai

Theo chuyên gia Sergey Marzhetsky, thực ra, không chỉ lực lượngThổ Nhĩ Kỳ đang mở "cuộc đi săn" nhằm vào tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1, mà cả các "chuyên gia quân sự" Ukraine nữa cũng "sấp sấp ngửa ngửa tham chiến". Vậy căn cứ nào để có thể nói như vậy?

Tin giật gân tầm cỡ thế kỷ: Pantsir-S1 Nga chế tạo bị thảm sát - Cuộc chiến mới thực sự - Ảnh 1.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị đánh hỏng ở Libya

Hiệu quả chiến đấu của tổ hợp phòng không tầm thấp này tại Syria và Libya, như đã từng được đề cập là không giống nhau bởi nhiều lý do.

Mối đe doạ chính đối với Pantsir-S1 là những UAV tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Và toà soạn tờ Defense Express của Ukraine đã bình luận như sau:

"Các UAV tấn công Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai "một cuộc thảm sát thực sự" nhằm vào các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất được quảng cáo rầm rộ".

Những chuyên gia đến từ Ukraine chia sẻ, lúc thì về 23, lúc lại về 40 tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga "bị thảm sát". Trong khi đó, Ankara thừa nhận họ chỉ diệt được 2 tổ hợp Pantsir-S1 tại Syria và 7 tại Libya.

Có thể nói, về bản chất, chỉ có hai điểm đáng "kêu ca" cụ thể đối với tổ hợp pháo - tên lửa phòng không này.

Điểm thứ nhất - đó là radar của tổ hợp này có "vùng chết". Thực tế khách quan cho thấy rằng, tất cả các hệ thống phòng không đều có "lỗ hổng" này. Của Pantsir-S1, vùng chết là 60 độ, chỉ số này của biến thể nâng cấp Pantsir-S2 đã được giảm xuống còn 40 độ.

Để so sánh, "vùng chết" tổ hợp MIM-104 Patriot được quảng cáo rầm rộ và có công suất mạnh hơn nhiều, tương đương 34 độ. Nhưng đó là các tổ hợp phòng không loại khác.

Điểm thứ hai và quan trọng chính ở việc các kíp chiến Syria và Libya không biết cách làm chủ tổ hợp pháo - tên lửa phòng không rất ưu việt do Nga sản xuất. Một tổ hợp bị phá huỷ trong quá trình vận chuyển, tổ hợp khác - bên trong nhà đỗ máy bay, các tổ hợp còn lại - không được bảo vệ.

Tin giật gân tầm cỡ thế kỷ: Pantsir-S1 Nga chế tạo bị thảm sát - Cuộc chiến mới thực sự - Ảnh 3.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga triển khai chiến đấu ở Syria.

Thêm những "tin giật gân tầm cỡ thế kỷ": Vạch trần sự xảo trá

Về nguyên tắc, khi chiến đấu các tổ hợp tên lửa phòng không phải được "bọc lót" bởi những tổ hợp khác để có thể phát huy hiệu suất diệt mục tiêu tối đa và bảo vệ lẫn nhau.

Đó hoàn toàn là những thứ hiển nhiên, tuy nhiên các chuyên gia Ukraine lại biến mọi thứ trở nên lộn tùng phèo. Trên trang Defense Express và các mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những thông tin gây kích động, nhằm "dìm hàng" tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Nga.

Các đề tài "bắt trend" này nhanh chóng được những phương tiện truyền thông và blogger của phương Tây, thậm chí là cả một số người Nga tận dụng, và tách ra thành những phát ngôn riêng lẻ.

Rất muộn sau đó, các chuyên gia quân sự Nga bắt buộc phải lên tiếng "vạch trần" những phát ngôn này, điều mà nhẽ ra họ phải làm ngay từ khi manh nha những thông tin bất lợi và sai sự thật.

Lấy ví dụ, "các chuyên gia Ukraine" khẳng định rằng hệ thống tác chiến điện tử KORAL của Thổ Nhĩ Kỳ biến Pantsir-S1 trở nên bất lực nhưng họ "quên" rằng tổ hợp phòng không Nga còn có hệ thống ngắm bắn quang điện tử chuyên để phòng vệ trước những cuộc tấn công kiểu này, kể cả khi bị gây nhiễu nó vẫn có thể chiến đấu được.

Tin giật gân tầm cỡ thế kỷ: Pantsir-S1 Nga chế tạo bị thảm sát - Cuộc chiến mới thực sự - Ảnh 5.

Hệ thống quang điện tử (đánh số 7) giúp Pantsir-S1 vẫn tác chiến được khi bị nhiễu nặng.

Thêm một tin mà nhà bình luận Sergey Marzhetsky phải thốt lên là "сенсация века - giật gân tầm cỡ thế kỷ" nữa đó là lan truyền tin đồn 2 tổ hợp Pantsir-S1 bị sét phá huỷ tại Ethiopia, nơi chúng được triển khai để bảo vệ con đập của nhà máy thủy điện đang được xây dựng.

Để thuyết phục, các bức hình chụp những tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị hư hỏng trong các trận giao chiến tại Libya đã được công bố làm bằng chứng.

Vậy cần phải làm rõ tại sao phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Ukraine lại "chơi bẩn" như thế "Để phương hại tới những người Nga" - đó là điều dễ hiểu.

Nhưng cuộc chiến thông tin này còn có một mục đích khác. Cạnh tranh trên thị trường vũ khí rất lớn, có thể hiểu được rằng một trong những hướng phát triển ưu tiên của lực lượng không quân sẽ là sử dụng các UAV.

Pantsir-S1 đã chứng tỏ được khả năng của mình trước các cuộc tấn công của UAV nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim, điều còn hiệu quả hơn quảng cáo nhiều trong mắt các khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, các tổ hợp phòng không MIM-104 "Patriot" đã "ngủ quên" trước cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào đồng minh Ả Rập Xê Út của Mỹ.

Xin bổ sung thêm rằng, về chi phí để tiêu diệt một mục tiêu, chắc chắn tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Nga là một trong những hệ thống hiệu quả nhất thế giới.

Không ngạc nhiên khi các "chuyên gia" Ukraine cố tình tạo nên những thông tin tiêu cực để chống lại những hệ thống phòng không Nga mà có thể là "theo chỉ đạo của ai đó".

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM