Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Tuyến đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đi Ngã Tư Sở được khởi công xây dựng vào tháng 4/2018, với tổng kinh phí khoảng 9.400 tỷ đồng. Trục Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được coi là điểm đen giao thông tại Thủ đô. Dự án đường vành đai 2 dự kiến sẽ giải quyết vấn đề này.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ 'giải cứu' giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở

(Tổ Quốc) - Tuyến đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đi Ngã Tư Sở được khởi công xây dựng vào tháng 4/2018, với tổng kinh phí khoảng 9.400 tỷ đồng. Trục Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được coi là điểm đen giao thông tại Thủ đô. Dự án đường vành đai 2 dự kiến sẽ giải quyết vấn đề này.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 1.

Tuyến đường vành đai 2 trên cao, đoạn tuyến từ Ngã Tư Sở tới Vĩnh Tuy, đang hoàn thiện toàn bộ dọc phần đường Trường Chinh (giới hạn bởi Ngã Tư Sở tới Ngã Tư Vọng, khoảng 2 km). Chặng từ Ngã Tư Sở tới Ngã Tư Vọng là một đoạn tuyến trong tổng thể Dự án đường vành đai 2 - tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội (tổng chiều dài 43,6 km), chạy qua địa bàn các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 2.

Dự án có vai trò kết nối quan trọng của Hà Nội với các địa phương lân cận. Chỉ tính trong nội thành, hai bên đường có mật độ dân cư đông đúc, những năm gần đây phải gánh thêm hàng chục chung cư cao tầng. Đoạn tuyến đường vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (cuối đường Trường Chinh). Tổng chiều dài đoạn tuyến xấp xỉ 5,1 km, vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT. Trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.

Hình ảnh hai nhánh lên xuống tại cuối đường Trường Chinh, nơi giáp với các tuyến đường Tây Sơn, Nguyễn Trãi, Láng. Hệ thống biển báo giao thông, chiếu sáng đang được lắp đặt. Theo đó tại lối xuống ở khu vực Ngã Tư Vọng các phương tiện chỉ được phép lưu thông dưới 60 km/h

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 4.

Chặng từ cầu Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở còn được coi là khu vực quan trọng nhất bởi có mật độ phương tiện dày đặc hàng giờ mỗi ngày.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 5.

Vào giờ cao điểm, đường Trường Chinh là một trong những điểm đen về tình trạng ùn tắc giao thông.

Đây cũng là dự án đường trên cao đầu tiên ở Hà Nội sử dụng công nghệ thi công cầu bê-tông cốt thép trên đà giáo di động, đổ dầm trực tiếp và không phải vận chuyển dầm bê-tông bằng xe hạng nặng tới công trình. Các hạng mục gồm: cầu chính (bề mặt 19 m), cầu dẫn (bề mặt 7 m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 7.

Đặc điểm của tuyến đường này là hai bên thành được lắp kính chống ồn trong suốt.

Các công nhân tiến hành những công việc hoàn thiện cho cây cầu. Những tấm tôn ngăn đường đã được tháo dỡ giúp giao thông được thông thoáng hơn.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 9.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 10.

Phần trên cao được thảm xong mặt đường, công nhân đã kẻ các vạch sơn trắng phân làn dọc tuyến.

Phần đường trên cao tạm dừng lại tại điểm đầu đường Trường Chinh, nơi giao cắt với đường Giải Phóng. Trước mắt, sắp tới thành phố sẽ cho thông xe từ đây tới Ngã Tư Sở để giảm tải cho đường phía dưới, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở tuyến huyết mạch này trong nhiều năm qua.

Toàn cảnh tuyến đường trên cao trị giá 9.400 tỷ ‘giải cứu’ giao thông Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở - Ảnh 12.