Tổng Giám đốc NutiFood: Sữa dinh dưỡng cho trẻ em sản xuất nội địa thậm chí còn tốt hơn sữa nhập khẩu, nhưng không ít bà mẹ Việt vẫn đang ‘sính ngoại’

Quỳnh Như | 11-07-2020 - 08:14 AM

(Tổ Quốc) - Theo bà Trần Thị Lệ - Tổng Giám đốc NutiFood, sữa dinh dưỡng sản xuất tại Việt Nam đều phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu, nên thật ra chất lượng của sữa nội và ngoại chẳng khác gì nhau. Chưa nói, các công ty sữa nội còn luôn cố gắng ‘địa phương hóa’ tối đa liều lượng và mùi vị để phù hợp hơn với thể trạng – khẩu vị của trẻ em Việt.

Sữa dinh dưỡng sản xuất trong nước phù hợp với khẩu vị - thể trạng trẻ em Việt hơn nhập khẩu

Không cần làm các phương pháp thống kê, chúng ta chỉ cần hỏi một vòng người quen chung quanh đang nuôi em bé dưới 2 tuổi, sẽ thấy không ít người đang sử dụng sữa bột dinh dưỡng hay còn gọi là sữa bột công thức ngoại nhập để nuôi con. Xu hướng tiêu dùng này phổ biến không chỉ ở thành thị mà còn ở tầng lớp trung lưu tại nông thôn. Vậy tại sao các bà mẹ Việt lại thích mua sữa ngoại để nuôi con, thay vì sữa nội? Phải chăng sữa nội chất lượng không bằng sữa ngoại?

Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi đã tìm đến Bác sỹ Trần Thị Lệ - Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood, người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sữa dinh dưỡng cho trẻ em và công ty của bà cũng vừa nhận danh hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp hội sữa Việt Nam. Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Nielsen, sản phẩm NutiFood GrowPLUS đã dẫn đầu thị phần trong cùng phân khúc - với 22%, chênh lệch gấp 1,77 lần so với sản phẩm xếp kế tiếp.

"Thật ra sữa bột Việt Nam và trên thế giới nói chung là cùng một nguồn gốc nhất định. Sản lượng bò hiện đang chăn nuôi tại Việt Nam chỉ đủ lượng sữa cung cấp cho ngành sữa tươi và 1 ít làm sữa bột, nên hầu hết sữa bột của Việt Nam đều nhập khẩu từ New Zealand, Pháp, Úc…Hay nôm na là hầu hết các công ty Việt đều nhập sữa bột từ các đối tác lớn của thế giới như Fonterra, Danone…

Theo đó, sữa nội và ngoại có nguồn sữa giống nhau, nên chất lượng sữa dinh dưỡng ngoại và sữa nội ngang nhau. Thậm chí, trước đây, chúng tôi còn nhập khẩu lon/hộp đựng sản phẩm từ công ty sản xuất bao bì Kian Joo Can tại Malaysia. Trong thời gian gần đây, vì nhu cầu lớn của nhiều doanh nghiệp như NutiFood, Vinamilk, Nestle hay Abbott, nên giờ Kian Joo Can đã mở thêm nhà máy sản xuất ngay tại Việt Nam", bà Trần Thị Lệ nêu cụ thể.

Chưa hết, ngoài sữa bột, thì những vi chất để bỏ thêm vào sữa dinh dưỡng như Vitamin, HMO, Biotic, sữa non…; đều được các công ty sữa nhập khẩu từ một vài nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hiện tại, không chỉ NutiFood, mà rất nhiều công ty sữa Việt Nam đang hợp tác với nhiều công ty dinh dưỡng hàng đầu thế giới giống Dupont – Mỹ, BASF – Đức, Chr Hansen – Đan Mạch. Nên có thể nói, sữa dinh dưỡng trẻ em trên thế giới có dưỡng chất gì thì sữa Việt Nam cũng có dưỡng chất đó.

"Còn nếu xét rộng ra, chất lượng của sữa dinh dưỡng trẻ em sản xuất nội địa thậm chí còn nổi trội hơn sữa ngoại, nhất là về độ phù hợp.

Ví dụ: để tìm ra sở sở lý luận cho công thức và liều lượng phù hợp nhất với trẻ em Việt Nam, chúng tôi đã khám/tư vấn/khảo sát trên 250.000 trẻ em trong các dự án học đường từ năm 2015 đến 2019. Thế nên, chúng tôi có thể tự tin khẳng định, sữa của NutiFood có cảm quan và công thức phù hợp với khẩu vị - thể trọng trẻ em Việt Nam, giúp chúng dễ hấp thu hơn các loại sữa nước ngoài. Việc nhiều bà mẹ Việt Nam thích sử dụng sữa ngoại hơn sữa nội chẳng qua vì tư tưởng ‘sính ngoại’", Tổng Giám đốc NutiFood chia sẻ.

Tổng Giám đốc NutiFood: Sữa dinh dưỡng cho trẻ em sản xuất nội địa thậm chí còn tốt hơn sữa nhập khẩu, nhưng không ít bà mẹ Việt vẫn đang ‘sính ngoại’ - Ảnh 1.

NutiFood đang tiến hành ký kết hợp tác với Tập đoàn Dupont của Mỹ.

Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bà Lệ, ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam giải thích thêm: tại châu Á – nhất là ở Việt Nam, không có tập quán chăn nuôi bò sữa. Hiện tại, hầu hết đàn bò sữa nuôi trong nước đều nhập khẩu, thậm chí một vài nơi còn nhập khẩu cả cỏ.

Sản lượng sữa trong nước hiện chỉ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của ngành sữa tươi và 40% sữa bột, còn 60% sữa bột nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm khác nhau – trong đó có sữa dinh dưỡng cho trẻ em là nhập khẩu. Không những thế, do ngành công nghiệp nặng Việt Nam còn yếu, nên dây chuyền ở các nhà máy sản xuất sữa nội địa đều nhập khẩu. Trong đó, có không ít doanh nghiệp đầu tư các nhà máy sản xuất sữa hiện đại và tiên tiến không thua gì thế giới.

Thế nên, theo ông Trung, sữa dinh dưỡng hay sữa công thức trong nước có chất lượng không thua gì sữa nhập ngoại. Thỉnh thoảng, vài sản phẩm của NutiFood hay Vinamilk có công thức còn đi trước thời đại, tất nhiên sản phẩm của 2 ‘ông lớn’ quốc nội này phù hợp với khẩu vị - thể trạng của trẻ em Việt Nam hơn đồng nghiệp nước ngoài. Hiện tại, ngành sữa Việt Nam đang xuất khẩu sang 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật…

NutiFood và thị trường chiến lược Mỹ

Cũng theo bà Trần Thị Lệ, thị trường xuất khẩu của NutiFood vẫn trải dài khắp thế giới. Hiện các sản phẩm sữa của họ đã xuất khẩu qua Philippines, Mỹ, Hàn Quốc… và họ vừa mới có đơn hàng lớn sản xuất sữa đậu nành sang Trung Quốc. Còn sản phẩm cà phê đã xuất sang Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và một ít sang Thái Lan cùng Pháp.

"Chúng tôi vừa có một đơn hàng xuất khẩu lớn sang Mỹ cho Walmart. Để có thể thành công hợp tác với tập đoàn bán lẻ lớn nhất nhì nước Mỹ, chúng tôi đã phải đạt đủ 250 tiêu chuẩn khắt khe của đối tác này. Ngoài quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, Walmart còn rất quan tâm đến an toàn lao động, các chính sách mà chúng tôi dành cho cán bộ công nhân viên", bà Trần Thị Lệ kể.

Đầu năm 2018, NutiFood lần đầu có visa đi Mỹ. Theo thông tin NutiFood cung cấp lúc đó, vào tháng 4/2018, sản phẩm sữa bột pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus sẽ lên kệ tại hơn 300 siêu thị của bang Califonia - thị trường chủ lực của Delori. Dự đoán, doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên của NutiFood vào Mỹ khoảng 20 triệu USD và nếu mọi chuyện thuận lợi, sau 5 năm sẽtăng lên 100 triệu USD/năm.

Ông Jaime Brown, đại diện Công ty Delori nhìn nhận, dòng sữa đặc trị dành cho trẻ biếng ăn đang phát triển và lớn mạnh không ngừng ở thị trường Mỹ. Trong quá trình dùng thử Pedia Plus, người tiêu dùng phản hồi rất tích cực. Delori tin vào sự thành công của Pedia Plus và NutiFood tại thị trường Mỹ.

Delori có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm tại Mỹ, các nhà bán lẻ/kênh phân phối lớn ở Mỹ và khu vực Mỹ Latinh như Walmart, 99 cent, Superior, Vallarta, Northgate, El Super, Krogers...đều là đối tác của Delori.

Có thể, cơ duyên hợp tác giữa NutiFood và Walmart bắt nguồn từ Delori.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM