Chia sẻ
(Tổ Quốc) - Chức vô địch AFF Cup 2008 là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam bước lên ngôi vô địch giải đấu. Đằng sau chức vô địch là những kỉ niệm khó quên của trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng, người sát cánh bên cạnh HLV Calisto cùng các cầu thủ.

Trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng: Kí ức về HLV Calisto cùng lần đầu tiên Việt Nam trở thành vua AFF Cup

(Tổ Quốc) - Chức vô địch AFF Cup 2008 là lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam bước lên ngôi vô địch giải đấu. Đằng sau chức vô địch là những kỉ niệm khó quên của trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng, người sát cánh bên cạnh HLV Calisto cùng các cầu thủ.

PV: Lần đầu tiên ông gặp HLV Calisto là khi nào?

Ông Ngô Lê Bằng: Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ là vào tháng 10/2008. Vào thời điểm đó, tôi là Giám đốc kỹ thuật của Thái Sơn Nam và đang nhận được lời mời sang giúp đội nữ Quận Nhất. Tôi vẫn nhớ Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã nói rằng: "Em mời anh ra, đội tuyển đang cần làm việc với HLV Calisto". Khi đó tôi đã nhận lời và đề nghị anh Tuấn liên lạc với ban lãnh đạo đội nữ Quận Nhất để thông báo. Anh Tuấn lúc đấy đã trả lời rằng: "Cái đó em làm được ngay. Em đã thông báo rồi, anh chuẩn bị lên đường ra Hà Nội, ở khách sạn Tây Hồ, Quảng Bá".

PV: Ấn tượng của ông về lần đầu gặp HLV Calisto?

Ông Ngô Lê Bằng: Khi tôi ra gặp HLV Calisto, ông ấy đã hỏi tôi rằng liệu chúng tôi đã gặp nhau trước đó hay chưa. Thực ra chúng tôi có thể đã từng bắt tay chào nhau khi tôi còn đang làm phiên dịch, trợ lý ngôn ngữ cho Đà Nẵng. Và chúng tôi đã gặp trong một trận đấu Cup ở đâu đó, có thể là Cần Thơ. Hai bên đã ra bắt tay sau trận đấu. Hoặc chúng tôi cũng có thể gặp nhau ở ngoài đường, ông ấy nghĩ tôi như một người hâm mộ.

Trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng: Kí ức về HLV Calisto cùng lần đầu tiên Việt Nam trở thành vua AFF Cup - Ảnh 1.

Ảnh: Phan Tùng

Sau đó, HLV Calisto hỏi tôi trình độ tiếng Anh thế nào, tôi trả lời tôi không phải dân tiếng Anh gốc mà chỉ học thêm, sau đó làm phiên dịch cho HLV Riedl và "trưởng thành" qua công việc.

Thật sự ấn tượng ban đầu tôi nghĩ rằng HLV Calisto trông mặt đã biết là người có uy từ vẻ bề ngoài, giọng nói, râu ria... và cũng là một người rất nóng tính. Nhiều khi không hài lòng chuyện gì là ông ấy sẽ ngay lập tức nói.

PV: Trong suốt quá trình làm việc với HLV Calisto, ông nhận thấy HLV Calisto có tính cách nào nổi bật?

Ông Ngô Lê Bằng: HLV Calisto hoàn toàn không quan tâm báo chí nói gì, nhưng ngày nào tôi cũng phải dịch một số bài báo. Có thể tôi giỏi hơn lên vì nhờ những bài dịch đó. Sáng nào ông ấy đọc thấy chữ Calisto hay đội tuyển, tôi sẽ dịch bài đó dù dịch cho người ta hiểu không phải dễ. Tôi vẫn nhớ câu chuyện phải dịch cho ông Calisto rất nhiều trang, mà hồi đó dịch khổ lắm vì lúc ấy mới bập bẹ máy vi tính.

Trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng: Kí ức về HLV Calisto cùng lần đầu tiên Việt Nam trở thành vua AFF Cup - Ảnh 2.

HLV Calisto hoàn toàn không quan tâm báo chí nói gì (Ảnh: Phan Tùng)

HLV Calisto nói không quan tâm, nhưng chẳng có HLV nào là không quan tâm đến dư luận. Tôi vẫn nhớ, có một đợt báo Thể thao Văn hóa viết sai về ông ấy và sau đó ông ấy không cho báo này làm việc nữa.

Tôi không nhớ tên phóng viên đó là gì, nhưng ông Calisto nói: "Nếu có anh này ở đây thì tôi không nói". Mọi người phải nháy nhau cho phóng viên kia đi để ông ấy nói tiếp. Khi có người khác đến, ông Calisto hỏi: "Anh có phải là phóng viên của Thể thao Văn hóa không?".

Có thể ông Calisto có quyền làm điều đó. Còn tôi cũng không xa lạ với các bài báo. Mỗi người có một quan điểm, họ có quyền được viết như thế. Ví dụ thua thì giữ im lặng, không cho cầu thủ tiếp xúc với báo chí. Lúc đó đội tuyển cũng chưa có những quy định phát ngôn ngặt nghèo như bây giờ. Ngày xưa ông Calisto ở các buổi tập cho quay thoải mái, không có chuyện gì cả.

PV: Khi đội thua liên tục, HLV Calisto vẫn động viên tinh thần các cầu thủ. Điều này có chính xác không?

Ông Ngô Lê Bằng: HLV Calisto thường xuyên động viên tinh thần các cầu thủ dù đội thua liên tục. Tôi biết ông ấy có những giai đoạn với Đồng Tâm Long An thua liểng xiểng mà cũng vẫn vô địch hay về nhì cuối mùa. Ông ấy là một người có nhiều điểm mạnh, trong đó có tâm lý rất vững vàng. Có thể ông ấy tin tưởng vào mục tiêu, vào công việc.

undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined
undefined

HLV Calisto thường xuyên động viên tinh thần các cầu thủ dù đội thua liên tục (Ảnh: Phan Tùng)

Có một câu chuyện như thế này, khi đội tuyển Việt Nam thua trận đầu 0-2 trước đội tuyển Thái Lan năm 2008, lúc ấy đội tuyển Việt Nam đã kéo dài lên hơn 10 trận không thắng (10 trận giao hữu trước giải, Việt Nam không thắng), HLV Calisto đã "mắng" và cũng có thể gọi là động viên ở ngay hành lang ở khách sạn Radison (Thái Lan) rằng: "Các anh không xứng đáng với cha ông, tổ tiên". Khi đó, các cầu thủ đều cảm thấy xấu hổ, ngồi im và cúi gằm mặt.

Sau đó, Việt Nam tiến vào vòng bảng đối đầu với đội tuyển Singapore. Trong giai đoạn chuẩn bị, mình đã đá một trận giao hữu với đội tuyển Singapore và hòa, HLV Calisto đã nói: "Nếu Sing chỉ đá như thế này thôi thì mình ăn được, họ mệt mỏi nhanh lắm, sức bền yếu, cuối trận không còn là chính mình. Mình khả năng đứng thứ nhì gặp Sing, đá 2 trận với Sing thì có thể thắng được và lọt vào tới chung kết". Và  đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng để tiến vào vòng trong.

PV: Ông Calisto được đánh giá là rất giỏi trị tâm lý cho các cầu thủ, giúp mọi người hăng hái, thi đấu với khả năng cao hơn. Cụ thể là như thế nào?

Ông Ngô Lê Bằng: Huấn luyện tâm lý là một trong những nội dung huấn luyện, chuẩn bị cho trận đấu. Trong phòng thay đồ trước khi ra trận HLV Calisto nói rất hay, hào hùng. Khích tướng cũng là một bước. Trước trận gặp Thái Lan, HLV Calisto đã nói với các cầu thủ rằng, khi đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Singapore, đội tuyển Thái Lan đã vỗ tay, ôm nhau ăn mừng. Ý của HLV Calisto là họ coi thường Việt Nam. Đây như một cách khích tướng.

Trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng: Kí ức về HLV Calisto cùng lần đầu tiên Việt Nam trở thành vua AFF Cup - Ảnh 4.

trước khi ra trận HLV Calisto nói rất hay, hào hùng (Ảnh: Phan Tùng)

Hoặc khi HLV Calisto mắng một cầu thủ rất nổi tiếng trong đội tuyển. Ai cũng hiểu những người khác rất ủng hộ, ông ấy tỏ ra rất công bằng rằng không phải ngôi sao muốn làm gì thì làm.

Trong gia đình, có một người "ông tướng" mà bị bố mẹ mắng, những đứa con khác cũng cảm thấy được đối xử công bằng hơn. Liệu pháp này bọn tôi cũng làm, nhưng không phải làm với các tuyển thủ quốc gia ai cũng dám làm.

Nếu chỉ nói về tâm lý không thì đó là chưa đủ, rất phức tạp mà HLV phải làm rất nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp là khi anh đối xử công bằng với tất cả cầu thủ thì cũng là lúc tạo được niềm tin.

PV: Theo ông, giữa HLV Riedl và HLV Calisto có gì khác biệt?

Ông Ngô Lê Bằng: Nếu mọi người (cầu thủ, quan chức, bộ máy) không đáp ứng hết những yêu cầu của HLV Riedl, ông ấy không phản ứng mạnh. Nếu các cầu thủ không nghe lời thì ông ấy sẽ không nói nữa, nhưng từng phạt một người.

Nhưng HLV Calisto thì không như thế. Ông ấy rất khắt khe trong huấn luyện. Theo tôi, tính mục đích cao hơn. Nhìn vào các buổi tập có thể hiểu ngay ra các mục tiêu và ông ấy cố mọi thứ để đạt mục tiêu đó. Đó là nguyên nhân để ông ấy thành công.

Tôi nói như vậy là hoàn toàn chủ quan, theo cách suy nghĩ của tôi. Còn ông Riedl thì tôi không nhìn thấy nhiều lắm. Nhưng tôi là HLV, cũng có những nhận xét chủ quan của mình. Tính mục tiêu, đặt ra mục đích, đòi hỏi của ông Calisto cao hơn.

Khi HLV Calisto rời Việt Nam, rất nhiều trợ lý cũ/học trò cũ của ông đã thành công trên băng ghế huấn luyện như Tài Em, Minh Phương, Phan Thành Hùng… Tôi cho đó là ảnh hưởng của HLV Calisto.

PV: Có bao giờ ông Calisto chia sẻ tại sao không dùng trợ lý Bồ Đào Nha không, như Miura hay Park Hang-seo đều dùng trợ lý đồng hương?

Ông Ngô Lê Bằng: Có một hôm tôi trao đổi với một người bạn. Cậu ta cho rằng, những HLV khác như Park Hang-seo có một điều vô cùng thuận lợi là có rất nhiều trợ lý, có một người từng là tuyển thủ dự World Cup. Tôi nghĩ thời HLV Calisto mình chưa có đủ tiềm lực, vấn đề tài chính, còn ai chẳng muốn có trợ lý là ekip mình mang sang.

Mốt bây giờ là như thế, HLV dịch chuyển đi đâu là mang theo các trợ lý của mình. Còn thời HLV Calisto, các nguồn tài chính có thể eo hẹp.

PV: Trong hành trình năm ấy, có kỷ niệm/người nào đó đặc biệt đáng nhớ?

Trợ lý ngôn ngữ Ngô Lê Bằng: Kí ức về HLV Calisto cùng lần đầu tiên Việt Nam trở thành vua AFF Cup - Ảnh 5.

Ảnh: Phan Tùng

Ông Ngô Lê Bằng: Đến bây giờ tôi vẫn nhớ, chúng tôi ôm Cup đi, dòng người chạy, đuổi theo, bọn tôi còn phải chạy đi, che rèm lại để người ta không biết đây là xe của ĐTQG. Đó là một biển người sung sướng và hạnh phúc.

Xin cám ơn ông về buổi trò chuyện!