• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc – Australia rơi vào điểm nóng Chiến tranh Lạnh mới?

Thế giới 16/06/2020 11:05

(Tổ Quốc) - Trung Quốc ra tín hiệu về các mối đe dọa kinh tế trong khi Australia xây dựng mối quan hệ quân sự cơ bắp với các đối thủ chiến lược của Bắc Kinh.

Khi Trung Quốc tuyên bố đã kết án tử hình một người đàn ông Australia bị buộc tội buôn bán ma túy, điều này đã đánh dấu vụ việc mới nhất trong một loạt các động thái khiến hai đối tác kinh tế mạnh mẽ một thời chia xa.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã lên án quyết định này, cho biết trong một tuyên bố được truyền thông trích dẫn rằng họ phản đối án tử hình đối với mọi tình huống. Bắc Kinh không ngay lập tức đưa ra phản hồi về mức án này.

Mặt trận đầu tiên của Chiến tranh Lạnh mới

Hai bên hiện đang rơi vào loạt tranh cãi ngoại giao thất thường – điều nhanh chóng nổi lên như một mặt trận đầu tiên của cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Hoa Kỳ và các bên liên minh công khai hơn để đối phó lại Trung Quốc.

Mối quan hệ Trung Quốc – Australia đã có sự thay đổi rõ rệt từ tháng trước khi Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, vốn xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào tháng 1 trước khi lan rộng ra toàn cầu.

Trung Quốc đã đáp trả thông qua một loạt các mối đe dọa kinh tế, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Australia và mức thuế quan cao hơn đối với lúa mạch Australia.

Bắc Kinh gần đây cũng không khuyến khích sinh viên Trung Quốc học tập tại Canberra và khuyến nghị việc đi du lịch của các công dân tới Australia, tuyên bố đất nước này không an toàn do các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc chống lại người châu Á trong đại dịch.

Trung Quốc – Australia rơi vào điểm nóng Chiến tranh Lạnh mới? - Ảnh 1.

Trung Quốc khuyến nghị sinh viên nước này về việc học tập tại Australia. Ảnh minh họa: Reuters.

Trong suốt đại dịch, Australia đã để xảy ra nhiều sự cố phân biệt đối xử nhắm vào những người gốc Á, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Tuần trước, Thủ tướng Australia Scott Morrison chỉ trích tuyên bố đó và nói với Trung Quốc rằng ông sẽ không bị đe dọa bởi các hành động của Bắc Kinh, nói rằng chính phủ của ông sẽ không "trao đổi các giá trị của chúng tôi trước sự ép buộc".

Ông Morrison cũng cho biết đất nước của ông sẵn sàng chọn quyền tự trị quốc gia thay vì lợi ích kinh tế. Dù những lợi ích đó là đáng kể: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, với thương mại hai chiều trị giá 235 tỷ đô la Australia (160 tỷ USD) vào năm ngoái.

Một nghiên cứu đã ước tính rằng các trường đại học Australia có thể mất tới 16 tỷ USD vào năm 2023 do đại dịch Covid-19. Tuyển sinh quốc tế giảm 20% mỗi năm, khiến doanh thu ước tính giảm 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, các trường đại học nước này đã nhanh chóng lên án thông báo mới nhất của Trung Quốc là những lời buộc tội vô căn cứ.

Vicki Thomson, giám đốc điều hành của Nhóm Tám trường đại học, gồm các tổ chức giáo dục hàng đầu của Australia, đã chỉ trích những lời tuyên bố "không đúng sự thật" của Trung Quốc.

Trong khi đó, lãnh đạo các trường đại học Australia đã nói rõ rằng họ từ chối việc bị coi là một con tốt chính trị. Giám đốc mới của Đại học Quốc gia Australia và cũng là cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước này Julie Bishop nhắc lại: "Canberra là một trong những thành phố an toàn nhất ở một quốc gia được coi là một trong những nơi an toàn nhất trên thế giới".

Cạnh tranh chiến lược và ván cờ địa chính trị khu vực

Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, Australia đang ngày càng coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược hơn là đồng minh. Cụ thể, họ đang đối phó với các hành động gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc tương tự, bao gồm cả Mỹ.

Trong những năm gần đây, Australia đã tham gia hiệu quả các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) do Hoa Kỳ dẫn đầu ở Biển Đông với việc triển khai các tàu chiến đồng hành.

Vào tháng 4, tàu khu trục Australia HMAS Parramatta đã tham gia cùng hai tàu chiến Mỹ - một phần của việc mở rộng FONOP đa phương để đối phó lại những động thái quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đầu tháng này, nhà lãnh đạo Australia đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với người đồng cấp Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi. Tại sự kiện này, hai nhà lãnh đạo đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới, điều ông cũng nói sẽ đóng vai trò là bước đi đầu tiên trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng giữa hai bên tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần lẫn nhau giữa Australia và Ấn Độ và Thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng sẽ mở đường cho các cuộc tập trận mở rộng, chuyển giao công nghệ quốc phòng và phối hợp chiến lược tại các tuyến liên lạc quan trọng trên biển.

Ông Morrison và ông Modi đã công bố tầm nhìn chung của họ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và dựa trên luật lệ để hỗ trợ tự do hàng hải, hàng không và hòa bình và hợp tác của các vùng biển này trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.

Ấn Độ đặc biệt có liên quan đến Australia vì lợi ích chung của họ trong khu vực.

Trong những năm gần đây, New Delhi đã mở rộng hợp tác an ninh hàng hải không chỉ với các đồng minh của Australia như Mỹ và Nhật Bản mà cả các đối tác Đông Nam Á.

Năm ngoái, lực lượng hải quân Ấn Độ, cùng với các đối tác từ Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông.

Ấn Độ đang rất lo ngại sự hiện diện hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng đối với tự do hàng hải ở Biển Đông, một động mạch quan trọng của thương mại Ấn Độ tại châu Á.

Lúc này, thỏa thuận quốc phòng mới với Australia cũng được thực hiện với ý nghĩa tượng trưng trong bối cảnh tranh chấp biên giới leo thang giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalaya – điều phần nào phản ánh sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á trong những năm gần đây.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ