• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc đón đầu cuộc chơi lớn tại cực Bắc

Thế giới 15/12/2016 23:42

(Tổ Quốc) - Trung Quốc hiện có một chiến lược rõ ràng (dù vẫn bất thành văn) đối với Bắc Cực.

Hoạt động xây dựng một trạm nghiên cứu ở Iceland gần đây của Trung Quốc đã một lần nữa cho thấy chú tâm vào những tham vọng của nước này tại Bắc Cực. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa công bố chính sách Bắc Cực chính thức của nước này, điều trái với các cường quốc Bắc cực khác như Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU). Do đó, đã có nhiều suy đoán về những kế hoạch của Trung Quốc đối với Bắc Cực.

Trung Quốc không muốn bị tụt hậu trong sự thay đổi chính sách quản lý khu vực giàu tài nguyên cực Bắc. (Ảnh minh họa nguồn: aspistrategist)

Trong khi lợi ích của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Bắc cực, nước này cần thể hiện rõ ràng mục tiêu của mình. Để xoa dịu những quan ngại của các quốc gia Bắc cực, các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc đã bắt đầu công khai cho thấy điều Trung Quốc coi là vai trò của họ trong khu vực.

Tại cuộc họp thứ 3 của Hội đồng Bắc cực ở Reykjavik, Iceland vào năm 2015, Zhang Ming, Thứ trưởng Bộ ngoại giao của Trung Quốc, đưa ra một bài phát biểu có tên gọi "Trung Quốc ở Bắc Cực: Thực tiễn và chính sách" Năm 2016, Gao Feng, trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc về biến đổi khí hậu, cũng có thêm một bài phát biểu về quan điểm của Trung Quốc đối với sự hợp tác ở Bắc Cực.

Thêm đó, Xu Hong, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng nói về quan điểm của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế Bắc cực tại Hội nghị quốc tế lần thứ sáu của Đại diện các nước thuộc Hội đồng cực Bắc, các nước quan sát và giới chuyên gia – được tổ chức tại Nga từ 29/8-2/9 năm nay. Mặc dù không được đưa ra trong một tài liệu cụ thể, những bài phát biểu này là bằng chứng cho một Chính sách Bắc Cực đang dần lộ ra của Trung Quốc.

Vậy chính sách Bắc cực của Trung Quốc ra sao và có ý nghĩa gì đối với Bắc Cực?

Trung Quốc hiện nay tự định vị nước này là một " quốc gia gần Bắc Cực " và là một bên liên quan chủ chốt ở Bắc Cực. Trung Quốc tin rằng những thay đổi về môi trường và tài nguyên của Bắc cực có tác động trực tiếp đến khí hậu, môi trường, nông nghiệp, vận tải, thương mại cũng như sự phát triển xã hội và kinh tế của của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có mong muốn chính trị trong việc góp phần quản lý Bắc Cực.

Ba trụ cột chính của chính sách Bắc Cực của Trung Quốc là sự tôn trọng, hợp tác, và giải pháp cùng thắng.

Đầu tiên, Trung Quốc công nhận quyền của các quốc gia Bắc cực và người dân bản địa theo luật pháp quốc tế. Điều này có nghĩa là Trung Quốc công nhận chủ quyền và quyền tài phán của các nước Bắc Cực theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Để đổi lại, Trung Quốc tìm kiếm sự công nhận quyền của nước này theo luật quốc tế. Ví dụ như, nước này được hưởng quyền một số tự do nhất định ở vùng biển Bắc cực, trong đó có  quyền tự do hàng hải, hàng không, nghiên cứu và đánh bắt cá.

Trung Quốc cũng đã bày tỏ ý định không thách thức chính sách quản lý hiện tại ở Bắc Cực. Thay vào đó, Trung Quốc muốn được tham gia vào việc định hình sự phát triển của chính sách quản lý Bắc Cực nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Điều này được minh chứng bằng việc Trung Quốc gia nhập Hội đồng Bắc cực, diễn đàn khu vực quan trọng nhất để thảo luận các vấn đề Bắc cực với vai trò quan sát.

Thứ hai, Trung Quốc muốn được tham gia vào tiến trình hợp tác phát triển Bắc cực và chia sẻ những thành quả của sự hợp tác này. Trung Quốc tái khẳng định rằng vấn đề Bắc Cực là toàn diện, đa cấp độ và có sự kết nối với nhau. Bắc Kinh cũng cho rằng sự hợp tác tại Bắc cực nên mở rộng sang tất cả các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, trao đổi văn hóa và phát triển nguồn nhân lực. Trung Quốc cũng cho rằng có thể đạt được hệ thống quản lý Bắc cực tốt hơn thông qua hợp tác đa dạng.

Thứ ba, Trung Quốc hiện có nguồn vốn, công nghệ và thị trường liên quan đến các cường quốc Bắc Cực. Trung Quốc cũng là một bên tiềm năng sử dụng tuyến đường biển phía Bắc – nằm trong chiến lược các tuyến đường biển từ cổng Kara, Nga ở phía tây tới eo biển Bering ở phía đông.

Trong năm 2014, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị những người chăm sóc tuần lộc thế giới lần thứ 5 tại Bắc Kinh. Đây là ví dụ cho thấy Trung Quốc đang có những động thái thu hẹp khoảng cách giữa các ngành công nghiệp truyền thống ở Bắc Cực và thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Để thực hiện điều này, sự tin tưởng chính trị và sự tôn trọng lẫn nhau cần phải được tăng cường để thúc đẩy sự hợp tác thương mại cùng thắng giữa Trung Quốc và các nước Bắc Cực.

Mặc dù Trung Quốc đã có một chính sách rõ ràng (dù bất thành văn) về Bắc Cực, nước này vẫn đang tìm kiếm vai trò lớn hơn, so với vị trí biểu tượng hiện nay trong các vấn đề Bắc Cực. Mục tiêu chính trong chính sách của Trung Quốc là không để bị tụt hậu trong sự thay đổi chính sách quản lý khu vực giàu tài nguyên cực Bắc.

 (Theo The Diplomat)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ