• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ukraine hối hả xoay chuyển nước cờ khí đốt Nga

Kinh tế 08/05/2019 11:11

(Tổ Quốc) - Hai quan chức khí đốt Ukraine cho biết Nga đang cố gắng bắt đầu sự căng thẳng về khí đốt và cô lập Ukraine bằng cách phát triển một đường ống gây tranh cãi.

Theo UPI, động thái này sẽ có hiệu quả đẩy Ukraine ra khỏi mạng lưới đưa khí đốt tự nhiên Nga đến châu Âu.

Đường ống Nord Stream 2 sẽ đi dưới biển Baltic và cho phép Nga bỏ qua Ukraine để cung cấp khí đốt trực tiếp rẻ hơn tới châu Âu. Trong nhiều năm, Ukraine là một khách hàng quan trọng đối với khí đốt của Nga và đã cung cấp một tuyến đường quan trọng đến châu Âu. Dù trước đây là một phần của Liên Xô cũ, quan hệ Ukraine và Nga ngày càng xuống thấp sau việc Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Ukraine hối hả xoay chuyển nước cờ khí đốt Nga - Ảnh 1.

Quan hệ giữa Nga và Ukraine đang ngày càng xuống thấp. (Nguồn: EPA-EPE)

Một số tiếng nói trong Liên minh châu Âu đang lo lắng một cuộc chiến khí đốt tiềm năng có thể làm tăng sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Ông Andriy Kobolyev, giám đốc công ty khí đốt Ukraine Naftogaz, cho biết công ty khí đốt nhà nước Nga Gazprom đã cố tình trì hoãn các cuộc đàm phán giữa hai bên, khi hợp đồng giữa họ hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm tới.

"Mục tiêu của họ là tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân tạo, như trường hợp năm 2009," Kobolyev nói. "Một cuộc khủng hoảng sẽ cho phép họ thúc đẩy lợi ích của chính họ. Cuộc khủng hoảng mà tôi đang nói đến, có thể xảy ra vào tháng 1 năm 2020, có thể được gọi là một cuộc chiến khí đốt và tôi tin rằng xác suất xảy ra rất cao."

Yuriy Vitrenko, Giám đốc điều hành Naftogaz nói với bne IntelliNews rằng, Nga có kế hoạch đưa Ukraine ra khỏi đường ống vận chuyển trên. Trong khi động thái này có thể gây ra tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, các chuyên gia cho rằng Ukraine có thể phải đối mặt với việc không có khí đốt đi vào từ phía đông hoặc phía tây.

Ông Yuriy Vitrenko cũng nói rằng Nga từ chối trả 2,6 tỷ đô la mà họ nợ Naftogaz theo một phán quyết của tòa án Stockholm năm ngoái.

"Họ không trả tiền," Vitrenko nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang thi hành phán quyết của tòa án trên toàn thế giới, kể cả ở một số khu vực như Luxembourg. Quyền pháp lý của Gazprom trong việc từ chối thanh toán là yếu ớt."

Moscow chưa có phản ứng ngay lập tức với những cáo buộc này.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ