• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Uniqlo đang 'ngồi' trên đống tiền mặt trị giá 10 tỷ USD

Kinh tế 20/02/2020 11:05

(Tổ Quốc)- Không chi tiêu bừa bãi cho những thương vụ thâu tóm thiếu hiệu quả, Uniqlo đang nắm trong tay rất nhiều tiền mặt.

Fast Retailing đang nắm trong tay 1,12 nghìn tỷ yen (tương đương 10,1 tỷ USD) tiền mặt, gấp 3 lần lượng tiền họ có từ 5 năm trước. Tuy nhiên Uniqlo không có kế hoạch chi lượng tiền này cho các thương vụ thâu tóm.

Là một công ty có "máu mặt" trong ngành công nghiệp quần áo, hiện Fast Retailing đối mặt với chỉ trích về chiến lược giữ lượng tiền khổng lồ mà không đầu tư ra bên ngoài giống như nhiều công ty Nhật Bản khác. Đây là chiến lược khác hoàn toàn so với tầm nhìn của người sáng lập tập đoàn.

Fast Retailing đã đưa ra cảnh báo trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất vào tháng trước rằng lợi nhuận hoạt động cả năm tính tới tháng 8 sẽ giảm 5%, trái ngược lại so với dự đoán tăng trưởng trước đó.

Cùng thời điểm, công ty này có thêm 28,5 tỷ yên vào khối tiền mặt hiện có và lượng tiền mặt trong cả năm ngoái đã vượt cột mốc 1 nghìn tỷ yên.

"Công ty nên sử dụng khối tiền mặt đó để rót vào những mục tiêu đầu tư tiềm năng nếu có nhưng cất giữ tiền cũng là một lựa chọn chắc chắn", theo chuyên gia tại Nomura Securities là Hidehiko Aoki.

Uniqlo đang ngồi trên đống tiền mặt trị giá 10 tỷ USD - Ảnh 1.

Lượng tiền mặt tăng mạnh một phần là bởi những thách thức ban đầu mà Uniqlo gặp phải. Thời gian đầu khi khởi nghiệp, chuỗi này đã mở rộng ở tốc độ nhanh chóng, điều đó đồng nghĩa với việc nguồn vốn phải sử dụng luân phiên liên tục.

"Thời kỳ đó chúng tôi tạo ra lợi nhuận nhưng lại không để lại được bất kỳ nguồn quỹ nào", chủ tịch Tadashi Yanai nhớ lại.

Uniqlo cuối cùng đã bùng nổ và biến Fast Retailing trở thành doanh nghiệp trị giá 2,3 nghìn tỷ yên như hiện nay. Doanh số đã tăng 70 lần so với thời công ty IPO vào 25 năm trước.

Khối tiền mặt khổng lồ được tích lại cũng một phần là sự thay đổi hoàn toàn trong chính sách cho các thương vụ thâu tóm quy mô lớn. Fast Retailing từng cho thấy tốc độ chi tiêu tiền mạnh vào những năm 2000 khi mua hàng loạt thương hiệu ở quê nhà cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều thương vụ sau đó gặp khó khăn, và không duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Chính vì vậy, thời điểm hiện tại, Fast Retailing đang tập trung các nguồn lực vào việc phát triển công nghệ hướng tới mục tiêu đạt 30% doanh thu từ doanh thu bán hàng trực tuyến thay vì rót tiền cho các thương vụ thâu tóm không hiệu quả. "Chúng tôi nhắm đến việc phát triển mà không cần chi tiêu tiền cho các thương vụ thâu tóm", chủ tịch Yanai khẳng định.

Tập đoàn đang lên kế hoạch mở 100 cửa hàng mới trong vòng 1 năm tại Trung Quốc đại lục. Sự hiện diện ở Đông Nam Á cũng được mở rộng. Những thị trường đang phát triển sẽ là trọng tâm mục tiêu của Fast Retailing để đạt được doanh thu 10 nghìn tỷ yên.

"100 năm nữa sẽ là kỷ nguyên của châu Á", Yanai nói.

Để duy trì sự tăng trưởng Fast Retailing cũng cần những sáng kiến mới. Tháng 8 năm ngoái, họ cho ra đời LifeWear magazine để quảng bá cho những dòng sản phẩm rất bền của mình trong một nỗ lực thu hút nhiều khách hàng hơn.

Yanai cũng đã rút lui khỏi hội đồng quản trị của tập đoàn Softbank vào năm ngoái. "Từ bây giờ, tôi sẽ tập trung 100% vào công ty", ông nói trong cuộc họp hội đồng quản trị Fast Retailing vào tháng 1.

Yanai và chủ tịch Softbank Masayoshi Son rất tôn trọng nhau và Yanai đã trở thành người cố vấn thân thiết của Son kể từ năm 2001. Tuy nhiên, không giống Yanai, Son lại đầu tư mạnh vào những doanh nghiệp bên ngoài.

"Ông ấy ở một điểm cực trái ngược hoàn toàn với tôi", Yanai thừa nhận.

Vân Đàm- Nhịp sống Kinh tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ