• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Vén màn quân sự Ukraine: sức mạnh đáng gờm trước Nga hay điều ngược lại?

Thế giới 22/07/2019 13:20

(Tổ Quốc) - Với sự hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây, quân đội Ukraine đang có những bước tiến vượt bậc về chất lượng; nhưng như thế liệu đã đủ?

Kể từ năm 2014 tới nay, Ukraine và các lực lượng được ly khai được cho là do Nga "chống lưng" (mặc dù Moscow kiên quyết phủ nhận) tại Donetsk và Luhansk, vẫn chưa thoát khỏi được cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13.000 người và khiến hơn 2 triệu người phải rời bỏ quê nhà.

Tờ National Interest đánh giá, quân đội Ukraine đã bắt đầu cuộc xung đột Donbass trong tình trạng yếu ớt, mà theo Tướng Ukraine Viktor Muzhenko nhận xét là, "một đội quân đổ nát". Kiev phải đối mặt với hai thách thức trọng yếu: Thứ nhất, trong những năm 1990 và 2000, Ukraine đã bán hoặc ngưng sử dụng một số lượng lớn trong di sản quân sự đồ sộ nhưng đang trở nên lạc hậu từ thời Liên Xô; và thứ hai, quân đội Ukraine đang gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng tham nhũng tràn lan, huấn luyện chất lượng kém và tinh thần chiến đấu dao động.

1620px-The_Marines_fires_a_FGM-148_Javelin_missile_during_Exercise_Bougainville_II_on_15_May_2019

Quân đội Ukraine từng được nhận xét là một "một đội quân đổ nát" (ảnh: National Interest)

Với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự đến từ Mỹ và NATO, Ukraine đã tạo ra những thay đổi lớn, góp phần giải quyết đáng kể một số vấn đề bản thân vướng mắc trong những năm gần đây, đặc biệt là chất lượng huấn luyện và tinh thần chiến đấu. Mặc dù rất còn rất nhiều việc phải làm, nhưng quân đội Ukraine được đánh giá là đang dần tiến gần hơn tới một lực lượng vũ trang tập trung chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, dường như quá trình hiện đại hóa thiết bị quân sự đầy khó khăn của Ukraine lại vẫn chưa có được nhiều tín hiệu tích cực. Quốc hội Mỹ cho tới nay đã thông qua hai gói viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev, trong khi Tổng thống mới đắc cử của Ukraine là Volodymyr Zelensky được cho là sẽ đề nghị có thêm viện trợ quân sự từ Washington trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với Tổng thống Donald Trump.

National Interest đặt ra ba câu hỏi: Ukraine cần gì, đang yêu cầu gì và đã có được những gì? Theo trang này, mức giá "trên trời", những tiêu đề tin tức phô trương… thật ra đã đi ngược lại với một thực tại đáng lo ngại rằng: viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine là không hợp lý về cả mặt chiến lược và chiến thuật.


Các chuyến chuyển giao viện trợ quân sự trước đây bao gồm những vũ khí nhỏ, công nghệ chống điện từ và một số thiết bị hỗ trợ cá nhân như kính quan sát ban đêm… Đây đều là các thiết bị quan trọng, nhưng chắc chắn sẽ không đủ để đảm bảo Ukraine có thể thành công trong mục tiêu giành lại các khu vực đang bị lực lượng ly khai nắm giữ tại Donbass – chứ chưa nói tới việc chống lại một cuộc "xâm lược" giả tưởng nào đó từ Nga. Giới chuyên gia thống nhất rằng, trọng tâm của gói viện trợ vũ khí sát thương trị giá 250 triệu USD – các tên lửa chống tăng Javelin, chủ yếu "chỉ là biểu tượng" bởi vì lực lượng ly khai tại Donbass và Donetsk hầu như không sử dụng các phương tiện chiến đấu bọc thép. Kế hoạch hiện tại của Quốc hội Mỹ là cung cấp thêm cho Ukraine các thiết bị phóng tên lửa đất đối không xách tay, thậm chí còn mang tính biểu tượng nhiều hơn. Lực lượng đối lập không có phi cơ chiến đấu; trong khi không lực Nga không thể tiến hành các chiến dịch trong không phận Donbass do e ngại khả năng làm dấy lên một cuộc khủng hoảng quốc tế, cũng như gia tăng cơ hội can thiệp quân sự trực tiếp từ phương Tây.

Mối quan hệ quân sự Washington – Kiev đang rơi vào một tình huống khá nghịch lý: nếu mục đích viện trợ vũ khí gây sát thương của Washington cho Ukraine là thay đổi cân bằng quyền lực tại Donbass hoặc chuẩn bị cho Kiev năng lực tự thân đối phó với một chiến dịch quân sự toàn diện từ Nga, thì cần phải có thêm nhiều động thái quyết liệt hơn nữa. Tuy nhiên, những hành động như vậy lại sẽ chỉ khiến Moscow thêm leo thang và đẩy các lợi ích an ninh của Ukraine vào vùng "tăm tối" hơn nữa. Chính lý do này mà Ukraine gần như chắc chắn sẽ không nhận được các viện trợ quân sự có ý nghĩa về mặt chiến lược như hệ thống tên lửa Patriot mà Kiev từng đề nghị mua vào đầu năm ngoái.

Tuy vậy, trong ngắn hạn, quân đội Ukraine vẫn có thể thực hiện một số cải cách quân sự mang tính thực tiễn hơn, nhằm tăng cường khả năng chiến đấu. Các xe tăng chiến đấu chủ chốt như T-84 và T-80 có vẻ cồng kềnh trên chiến trường Donbass; nhưng rõ ràng cần phải thay thế hơn 800 xe tăng lạc hậu BMP-2 của Ukraine bằng các phương tiện có khả năng nổ súng hiện đại hóa và gọn nhẹ hơn. Ukraine được cho là đang đi theo lối tiếp cận này với các xe tăng BMP-1UMD – được đánh giá là một cuộc cách mạng hóa từ mẫu BMP-1 của Liên Xô nhờ vào hệ thống kiểm soát số hóa, động cơ do Đức sản xuất và nòng pháo cải tiến. Cùng lúc, một hệ thống mạng quy mô lớn gồm các radar và phương tiện vận chuyển hiện đại, cũng có thể góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công từ lực lượng lý khai.

Để kết luận, National Interest nhận định, các gói viện trợ vũ khí sát thương từ Mỹ sẽ phản ánh đúng hơn tầm nhìn của quân đội Ukraine nếu Washington tập trung vào các vấn đề quan ngại thực tiễn, thay vì cung cấp các bệ phóng tên lửa mà có thể chả bao giờ được đưa vào hoạt động.

Phương Đỗ

NỔI BẬT TRANG CHỦ