• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Vỡ mộng” nền công nghiệp ô tô, điện tử ?

Thời sự 29/11/2010 22:13

Theo Vụ xuất nhập khẩu Bộ Công thương, tính từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%.

Theo Vụ xuất nhập khẩu Bộ Công thương, tính từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%.

Mặc dù đây chỉ là thống kê ban đầu, nhưng thực tế xu hướng này đang diễn ra khá rõ rệt và được thể hiện ở nhiều sản phẩm hàng hóa như hàng điện tử, ô tô, xe máy. Điều đáng nói, đây lại là những mặt hàng nằm trong chiến lược xây dựng nền công nghiệp của nước ta.Đại diện Bộ Công thương cho rằng, xu hướng sẽ tác động đến nhập siêu và lạm phát, đồng thời có thể không còn cơ hội để xây dựng nền công nghiệp. Nền công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam là một ví dụ khá điển hình.Nhà máy ô tô Honda Việt Nam được đánh giá vào loại có quy mô tại khu vực Đông Nam Á, nhưng vận hành đã vài năm nay, nhà máy này vẫn chỉ dừng lại ở việc lắp ráp hai mẫu xe Civic và CRV. Mới đây, Honda Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu dòng xe Accord, và dự kiến sẽ bán rộng rãi trên thị trường vào tháng 12 tới.

Dây chuyền lắp ráp xe tải tại nhà máy ôtô Vinaxuki


Ông Jun Tokue, Trưởng phòng cấp cao phòng bán hàng ô tô Honda Việt Nam cho rằng: “Điều kiện nhà máy tại Việt Nam không đủ đáp ứng việc lắp ráp và sản xuất dòng xe này nên phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.Người ta thấy rằng, các doanh nghiệp FDI càng có động lực bỏ sản xuất chạy theo nhập khẩu khi mà các rào cản về thuế đang được dỡ bỏ nhanh chóng theo các cam kết thương mại quốc tế. Mới đây nổi lên những tranh luận liên tiếp về thông tin có thể thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong một tương lai gần sẽ chỉ còn là 0%. Liệu các hãng, các tập đoàn ô tô có tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hay không, chứ chưa dám nói tới chuyện sẽ chuyển giao được công nghệ tiên tiến như thế nào. Rất khó, nếu không muốn nói là gần như không thể.Ông Nguyễn Văn Huyên, TGĐ Công ty Vinaxuki: “Nền công nghiệp ô tô Việt Nam có thể sẽ không còn cơ hội để phát triển".Teo tóp - đó là từ để nói về ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam. Từ con số gần 70 doanh nghiệp, giờ ngành công nghiệp này chỉ còn lại mươi doanh nghiệp. Sulfat là 1 trong số ít ỏi doanh nghiệp của VN may mắn vẫn còn trụ lại được, nhưng cũng không hề nhận được sự chuyển giao công nghệ nào, cũng không có sự hỗ trợ khuyến khích nào đáng kể. Tất cả chỉ nhờ sự mò mẫm tự bươn chải của doanh nghiệp mà thôi.Ông Phạm Cường, TGĐ Công ty sản xuất và lắp ráp xe máy Sufat Việt Nam khẳng định: “Chúng ta chỉ nói trên giấy thôi chứ cái hỗ trợ cụ thể thì không có. Để xây dựng được thương hiệu Việt tại chính thị trường của chúng ta thì nói thực là chúng tôi cũng rất khó khăn”.Thêm một lần nữa, thị trường Việt Nam, sân nhà của các doanh nghiệp Việt Nam lại trở thành miếng bánh béo bở để các DN FDI khai thác và tận dụng triệt để. Đầu tư họ cũng thắng, mà giờ trở thành nhà nhập khẩu phân phối thì họ lại càng thắng to.Rõ ràng, chúng ta không trải thảm đỏ suốt 20 năm mở cửa chỉ để đón chờ các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách biến thị trường Việt Nam thành mảnh đất màu mỡ tiêu thụ hàng nhập khẩu với giá cao.Cảnh báo kịp thời từ phía các cơ quan chức năng về xu hướng nhập khẩu thay thế sản xuất của doanh nghiệp FDI là thông tin đáng ghi nhận. Và sau cảnh báo, đã đến lúc không còn sớm để tính các giải pháp cho thực trạng trên.

(Theo VTV)

NỔI BẬT TRANG CHỦ