Vụ nổ kinh hoàng ở Beirut: Chỉ có thể so sánh như vụ nổ bom nguyên tử thứ 3 trong lịch sử

Tú Anh | 06-08-2020 - 07:37 AM

(Tổ Quốc) - Vụ nổ ngày 4/8 tại Beirut có thể xếp ở vị trí thứ ba trong số các vụ nổ mạnh nhất đã làm rung chuyển một thành phố trong lịch sử, chỉ sau Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản.

Mức độ tàn phá khủng khiếp và “đám mây hình nấm” xuất hiện ngay phía trên cảng Beirut trong vụ nổ kinh hoàng làm rung chuyển khắp các quận lân cận, không thể nào khác, mà chỉ có thể so sánh với hai lần nổ vũ khí hạt nhân duy nhất trong lịch sử loài người ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Christopher Busby, chuyên gia về tác động sức khỏe từ bức xạ ion hóa kiêm Thư ký khoa học của Ủy ban Châu Âu về Rủi ro Bức xạ cho rằng, mặc dù các quan chức Lebanon đã đưa ra kết luận sơ bộ, amoni nitrat nhiều khả năng là hóa chất gây ra vụ nổ vào ngày 4/8 tại cảng Beirut thì mức độ tương đồng của hai vụ nổ trong lịch sử với vụ nổ ngày hôm qua hoàn toàn có thể giải thích được.

Vụ nổ kinh hoàng ở Beirut: Chỉ có thể so sánh như vụ nổ bom nguyên tử thứ 3 trong lịch sử - Ảnh 1.

Hình ảnh hiện trường vụ nổ ngày 5/8/2020 tại cảng Beirut, Lebanon. Ảnh: AFP

Theo ông Busby, amoni nitrat - một loại phân bón được sử dụng rộng rãi đã được lưu trữ tại cảng Beirut suốt sáu năm qua, có năng lượng phản ứng hóa học tương tự TNT, nghĩa là vụ nổ 2.700 tấn hợp chất hóa học này tương đương với sức công phá của 2,7 kiloton TNT.

Điều này khiến vụ nổ ngày 4/8 ở Beirut đứng vị trí thứ ba trong số các vụ nổ mạnh nhất đã làm rung chuyển một thành phố trong lịch sử, với Hiroshima ở vị trí thứ nhất và Nagasaki đứng ở vị trí thứ hai.

Quả bom ở Hiroshima ước tính tương đương với khoảng 10 - 12 kiloton thuốc nổ TNT. Như vậy, có thể thấy rằng vụ nổ ở Beirut có sức công phá bằng khoảng 1/4 quả bom ở Hiroshima, đưa nó trở thành vụ nổ lớn thứ 3 xét về sức công phá.

Chuyên gia hạt nhân Christopher Busby lý giải, đám mây hình nấm xuất hiện là do những làn sóng xung kích cực lớn đã tạo ra các vòng nén dưới dạng hơi nước giống như một thiết bị hạt nhân có sức công phá mạnh nếu được kích nổ gần bờ biển.

Christopher Busby cũng cho biết thêm, các vụ nổ amoni nitrat tương tự đã xảy ra trong quá khứ, mặc dù không mạnh như vụ nổ ở Beirut.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM