• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Xoay vần chiến lược Iran quay sang Iraq thời hậu chiến

Thế giới 22/09/2020 17:43

(Tổ Quốc) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh Iran và Iraq, tờ Asia Times đánh giá mối quan hệ giữa hai quốc gia đang được cho là vượt qua khỏi ảnh hưởng chính trị.

Sau bốn thập kỷ kể từ khi chiến tranh Iran và Iraq diễn ra, Tehran đã chuyển đổi từ thù địch sang ảnh hưởng đồng thời nhấn mạnh Iraq trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nước này.

Xoay vần chiến lược Iran quay sang Iraq thời hậu chiến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Đây là một bước ngoặt mà Aziz Jaber – một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Mustansariyah của Baghdad chưa từng nghĩ đến trước đây.

"Điều này khó có thể tưởng tượng có thể xảy ra nhưng đã thành hiện thực", ông Jaber nói trên AFP.

Trong thời điểm diễn ra chiến tranh giữa Iraq và Iran, Tehran đã hỗ trợ nơi trú ẩn an toàn cho một loạt các lực lượng chống lại chính quyền cựu Tổng thống Saddam Husein, bao gồm từ lực lượng người Kurd đến Hội đồng Tối cao Cách mạng Hồi giáo ở Iraq cũng như cánh quân thuộc Lữ đoàn Badr đã thành lập tại Iran vào năm 1982.

Trong 17 năm kể từ thời điểm đó, các đồng minh lâu đời của Iran vẫn tiếp tục đi qua hành lang quyền lực của Iraq. Các quan chức Lữ đoàn Badr vẫn giữ vị trí hàng đầu trong lực lượng an ninh. Ông Masrour và Nechirvan Barzani từng tham gia tị nạn ở Iran hiện trở thành lãnh đạo khu vực người Kurd tại Iraq.

"Iran không phát triển đồng minh thân thiết đơn lập cho mục đích chiến tranh mà lại thu lợi từ lực lượng này kể từ trước cho tới ngày nay", ông Jaber cho biết.

Lá phổi kinh tế của Tehran

Theo Asia Times, Iran cho rằng chiến tranh là một biểu tượng quyền lực mạnh mẽ và các bác sĩ trong tuyến đầu chiến đấu chống lại dịch bệnh Covid-19 tại quốc gia này cũng được ví như "kẻ tử vì đạo" – lực lượng quân đội đã tử vong khi tham chiến đấu.

Mối quan hệ này được đánh giá nằm ngoài yếu tố chính trị.

Mặc dù không hề có quan hệ thương mại song phương dưới thời cựu Tổng thống Iraq Saddam nhưng hàng hóa của Iran từng được cho là đã buôn lậu qua biên giới rộng 1600km trong những năm 1990 vào thời điểm Baghdad đối mặt với hàng loạt các trừng phạt.

Đến thời điểm hiện tại, quan hệ thương mại giữa Iraq và Iran đã bình thường hóa trở lại.

"Đây là động thái hoàn toàn tự nhiên liên quan đến các vấn đề của hai quốc gia giáp biên giới với nhau. Bạn có thể hoàn toàn thấy diễn biến tương tự như vậy giữa Ba Lan và Đức sau nỗi kinh hoàng của Thế chiến II", ông Esfandyar Batmanghelidj viết trên trang web Bourse & Bazaar.

Khi Iraq tìm cách tái thiết lại đất nước sau cuộc xâm lược của Mỹ thì Iran là quốc gia hỗ trợ xây dựng vật tư giá rẻ cho nước này. Thương mại hai nước sau đó đã mở rộng, bao gồm thực phẩm, ô tô, thuốc men và hiện tại là nhập khẩu điện. Từ quả mơ đến thuốc giảm đau, hàng hóa của Iran đều được bán khắp Iraq với giá thấp hơn cả giá sản phẩm nội địa.

Nền kinh tế Iran liên tục bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2018. Và hiện tại, Tehran đang ngày càng càng dựa vào Iraq được ví như một lá phổi kinh tế của nước này.

"Các công ty Iran đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ có đầy đủ người tiêu dùng vì doanh số bán hàng không thể tăng trong bối cảnh mọi thứ đang khó khăn hơn", ông Batmanghelidj cho biết.

"Trao tay Iran"

Sự chao đảo mạnh mẽ của Iran về kinh tế và chính trị khiến cho người Iraq đang cảm thấy khó chịu.

"Iraq ngày nay cho phép Iran tham gia các hoạt động ở nước này. Mọi hoạt động đều có thể tham gia bao gồm kinh tế, nông nghiệp và an ninh", ông Mohammad Abdulamir – một cựu chiến bình cho biết.

"Tôi đã chiến đấu trong 5 năm và là tù nhân chiến tranh ở Iran trong 10 năm nữa. Cuối cùng đất nước của chúng tôi bị giao cho Iran", ông nói trên AFP.

Lo lắng của ông Mohammad Abdulami cũng giống với những người khác ở thời điểm hiện tại khi Iran liên tục gia tăng ảnh hưởng ở Trung Đông.

Vụ tấn công máy bay không người lái của Mỹ vào Baghdad đã khiến cho vị tướng đứng đầu Iran Qasem Soleimani và chỉ huy tư lệnh quân sự cấp cao Iraq Abu Mahdi al-Muhandis tử vong.

Ông Qasem Soleimani đã bắt đầu tham gia quân sự trong chiến tranh giữa Iraq và Iran, vượt qua các trở ngại để trở thành đầu mối cho Iran tại Iraq. Trong khi đó, ông al-Muhandis cũng chung một động thái tương tự. Sự vắng mặt của hai chỉ huy quân sự cấp cao của Iran đang hạn chế ảnh hưởng quan trọng của Iran ở Iraq.

Ông Mustafa al-Kadhemi và các cố vấn cấp cao của ông được đánh giá là không nghiêng về phía Iran như các lãnh đạo tiền nhiệm.

Nhà phân tích Renad Mansour của Chatham House nói rằng Tehran không hề hoảng sợ bởi vì mạng lưới đa dạng mà nước này xây dựng sớm trong chiến tranh với Iraq sẽ giúp nước này xua tan đi cơn bão hiện tại.

"Iran liên tục nuôi dưỡng các đồng minh trong mạng lưới chính trị chính thức và không chính thức nhằm đảm bảo Iraq ngày nay là một nước luôn biết đến Tehran và gia tăng ảnh hưởng với nó", ông Mansour nói trên AFP.

Bởi vì ít có ảnh hưởng trong văn phòng thủ tướng nên Tehran đã quay sang hối thúc các đồng minh trong Quốc hội và các bộ của Iraq tăng cường ảnh hưởng với nước này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ