Tết gần kề, mỗi câu chuyện đi về nhà đều chất chứa trăm ngàn tin yêu và ngóng đợi, theo làn khói tàu bay về khắp nẻo miền quê. Vì chuyến tàu đặc biệt mang mùa xuân từ Nam ra Bắc, Tết này cũng diệu vợi như nắng sớm mai trong buổi đoàn viên ý nghĩa nhất năm. 

Có những âm thanh ngày Tết khiến người ta thấy ấm lòng. 

Tiếng tin nhắn từ anh chủ hàng cà phê cho cô bé nhân viên ngay sau tiếng ting ting chuyển lương, “Anh cho mày nghỉ sớm, nhà xa về sớm đi, làm cho anh mấy tháng không nghỉ, Tết này về nhà đi ha!”. Tiếng léo nhéo qua điện thoại của đám trẻ gọi cho ông bà, “Ông bà ơi, mai con được về nhà rồi nè! Lần đầu tiên con được đi tàu, mai ông bà ra đón con nha”. Và cả tiếng còi tàu reo vang, tiếng tu tu xịch xịch, tiếng bánh tàu lăn và tiếng lòng chộn rộn của những người con xa quê sắp được về đoàn tụ với gia đình.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 1.

Trên sân ga Sài Gòn, chuyến “tàu về nhà” đặc biệt chuẩn bị chuyển bánh, mang nắng xuân thành phố theo cùng các gia đình về khắp miền quê, nơi có người thân đang trông ngóng họ trở về. Tết này, thấy con về yên bình khỏe mạnh là phúc lộc đầy nhà. Tết này, có mẹ có ba ở bên quây quần là ngày xuân an hòa, rộn ràng. Tết này, có cả nhà ta bên nhau - là một cái Tết đủ đầy.

Sân ga ngày cuối năm như một trạm trung chuyển cảm xúc. Đây một cành mai nở sớm, kia chút quà bánh lỉnh kỉnh trong tay người về quê. Đây chút bịn rịn “con về nhà trước nha, mấy bữa nữa kiếm thêm xíu rồi mẹ về, cầm lọ xịt này khử khuẩn cho chắc nè,” kia đôi lời dặn dò, “giữ vé cho cẩn thận, để mất là ở lại Sài Gòn ăn Tết nghe chưa!” - thằng bé nghe mẹ dặn thế, nắm chặt tấm vé trong tay, như sợ lỡ một hành trình về thăm ông bà.

Vì Phúc lộc tiền tài còn đến với cuộc đời ta nhiều lần, nhưng Phúc lộc sum vầy ngày Tết mỗi năm chỉ có một mà thôi.

“Đoàn tàu SE8 Sài Gòn đi Hà Nội chuẩn bị chuyển bánh. Xin mời quý hành khách…”

Tàu khởi hành rồi, lên tàu về quê thôi.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 2.

Nhìn bóng cậu con trai bước lên toa tàu, chị Lê Thị Tý mới thở phào nhẹ nhõm, nán lại nhìn tàu chạy một xíu nữa thôi rồi chị cũng ra về. Ngô Văn Linh là con trai chị Tý, năm nay 21 tuổi, hai mẹ con nương tựa vào nhau mưu sinh nơi thành phố. Chỉ khoảng chục tiếng nữa thôi, tàu sẽ tới Quảng Ngãi, “thằng Linh sẽ được gặp ông bà,” chị nói. 23 năm sống ở Sài Gòn, có những mùa Tết chị không về quê vì những nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Cái Tết năm nay vẫn nặng gánh tiền bạc, chị Tý chỉ cười:

“Năm nào chị với con cũng về. Mọi năm là chị ở riết tới 26 chị mới về. Năm nay được tặng vé thì chị cho bé nó về sớm xíu, còn chị thì phải ở lại, về sớm ngoài đó không có tiền”. 

Giáp Tết cũng là lúc công việc thu ve chai của chị bận rộn nhất. Chẳng phân biệt trong tuần hay ngày nghỉ, mỗi ngày của chị đều bắt đầu từ 7:30 sáng, rong ruổi khắp con đường ở Sài Gòn tới 6:00 tối mới ngơi tay. Công việc thời vụ ngày kiếm 150 - 200 ngàn cũng đủ để hai mẹ con rau cháo qua ngày. Những ngày dịch bệnh cao điểm ở Sài Gòn, gánh ve chai của chị Tý không hoạt động được, hai mẹ con chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của mọi người. “Tiền nhà thì họ bớt cho mấy trăm. Mạnh thường quân cho gạo từ thiện với ăn rau, ăn mắm cho qua. Ở nhà thôi chứ không có tiền gì hết.” Những nỗi lo cứ chất đầy trên vai người mẹ, lo miếng cơm qua ngày, lo cho con có tiền đóng học, lo cả chuyện Tết này có đưa con về quê được không. Hy vọng thằng Linh có cuộc sống tốt hơn nơi thành phố để sau này đỡ vất vả, chị Tý vẫn mong con được về gặp ông bà mỗi năm dù chỉ một lần; về quây quần với gia đình ấm áp trong những ngày đầu xuân.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 4.

Bóng dáng người phụ nữ nhỏ thó chỉ nặng hơn 40kg đứng lặng lẽ nhìn con ngồi bên ô cửa sổ tàu hỏa rời thành phố. Thằng Linh vẫy tay lại mẹ, cầm chắc tay tấm vé được Lifebuoy gửi tặng, tiếng hét lẫn trong tiếng ồn ào sân ga: “Mẹ về đi nhé, con về trước đây!”. Chị tự nhủ mình ráng thêm chút nữa, rồi một tuần nữa thôi, chị cũng sẽ được về sum vầy đoàn viên với gia đình, xuân lại ấm áp bên trời Quảng Ngãi quê chị.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 5.

Là một trong những người nhận được vé tàu Tết sớm, chị Nguyễn Thị Mỹ Nương vẫn lấn cấn khi còn chờ cô con gái nhỏ có kết quả học kỳ I trước khi đưa con chuyển học về quê nhân dịp Tết này luôn. Đi bằng gì bây giờ với chị không quan trọng, được cùng chồng và 2 con gái về quê giờ đây mới là điều quan trọng với người phụ nữ 37 tuổi.

Trong dòng người đổ về Sài Gòn trên hành trình mưu sinh có gia đình chị Mỹ Nương từ Quảng Ngãi. Cuộc sống của những người xa quê ngoài nỗi nhớ nhà thường trực là vô vàn khó khăn. Chị Nương cũng không ngoại lệ khỏi vòng quay cuộc sống ấy. Ở tuổi 37, chị phải gánh trên vai cả gia đình với chồng bị ung thư vòm họng đã 10 năm nay, giờ đã di căn lên não cùng 2 cô con gái nhỏ đang độ tuổi đến trường. Gánh ve chai rong ruổi khắp đường phố Sài Gòn của chị trước đây là “miếng cơm” cho cả gia đình, giờ có thêm cô con gái lớn nghỉ học kiếm tiền phụ mẹ nuôi ba. Cực chẳng đành, chị mới phải để con gái lớn nghỉ học. Còn cô út đang học lớp 8, Tết này về quê, chị cũng sẽ chuyển cho con về quê học khi không thể lo được chi phí cho con học ở Sài Gòn.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 6.

Không ai muốn cuộc sống vất vả để trở thành nguồn cảm hứng cho mọi người, chị Mỹ Nương chỉ nghĩ còn hy vọng được điều gì cho tương lai, còn ráng được thì cả nhà cùng cố. Những ngày chồng điều trị ung thư rồi lại mắc Covid-19, chị động viên chồng sắp khỏe rồi, sắp được về nhà ăn Tết cùng cả gia đình. Nhà khó, chị Nương động viên các con ba mẹ vẫn ổn, động viên con gái út ráng học, ba mẹ còn cố để nuôi các con nên người.

Mong muốn được trở về nhà dịp Tết này với chị Nương là khát khao lớn, không chỉ cho riêng chị mà cho cả chồng gặp mặt người thân trước khi yên tâm quay lại Sài Gòn xạ trị, cho con gái nhỏ trở về quê để ổn định việc học tập. 

“Cả năm không có về nhà nên muốn về nhà để nghỉ ngơi rồi cho ông chồng ổng sống được ngày nào hay ngày nấy, giờ ổng yếu nên ổng muốn về để yên lành, muốn thăm nhà. Mình cũng về để thăm ba mẹ chứ đi cả năm đâu có về đâu, cũng nhớ bà con nên cũng muốn về quê rồi dẫn con về. Tết nhất ở trong đây cũng buồn, gặp con bé nhỏ nó về quê là nó phải học ở quê cho nên là mong muốn là được về nhà, được nghỉ ngơi mấy ngày á”.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 7.

Nói chuyện với chị Nương, người ta dường như quên đi những vất vả đè nặng lên gánh ve chai của bà mẹ trẻ. Ngời lên trong đôi mắt chị là niềm tin lạc quan và hy vọng; như gia đình chị đã đi qua một mùa dịch bệnh thật can trường, chị tin là mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi. Về nhà ăn Tết cùng cả gia đình đã, rồi năm mới sẽ sang trang, cuộc đời sẽ đổi khác, chồng chị sẽ xạ trị thành công, con gái lớn sẽ tiếp tục công việc, con gái út sẽ có đầy đủ trang thiết bị học tập để không cần phải dùng chung điện thoại với con chủ vựa ve chai.

Tấm vé hy vọng trao tới chị, để rồi chị lại trao đi hy vọng cho mọi người.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 9.

Chị Hiền ngồi bên chồng trong toa hành khách, nhìn khung cảnh thành phố lùi dần bên ngoài cửa sổ. Nhẩm tính xem còn bao tiếng nữa mới về tới nhà để được gặp con, chị quay sang bảo chồng: “Chắc phải hơn một ngày mới về tới quê đấy.” Từ Bình Dương về tới Thanh Chương, Nghệ An cũng cả hơn nghìn cây số chứ đâu có ít. Nói thì nói vậy thôi, 2 vợ chồng chị Hiền vẫn mong có thể trở về quê Tết này.

Như những người trẻ mong muốn lập nghiệp, hai vợ chồng chị Hiền rời quê vào Sài Gòn từ đầu năm 2021. Cuộc đời thử thách vợ chồng trẻ; vào đi làm được 4 tháng thì nghỉ dịch 4 tháng, đi làm rồi lại mắc Covid-19 nên đành phải nghỉ. Bé Gia Bảo còn nhỏ, hai vợ chồng không muốn để con ở quê cho ông bà chăm, chồng chị Hiền phải ở nhà chăm bé một phần vì trường học chưa mở, một phần vì không được hỗ trợ việc làm từ công ty. Nỗi lo cơm áo lại nặng gánh trên vai người vợ trẻ. Những ngày dịch dã, cuộc sống khó khăn trăm bề: Thu nhập bấp bênh, không được hỗ trợ từ chủ nhà trọ, rồi lo cho cả sức khỏe của mẹ già vào chăm giúp con nhỏ…

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 10.

“Lúc đó mới tiêm được một mũi nên mình lo lắm. Cũng không biết kiếm cách nào để bà ngoại với cháu về. Hỏi xe thì cứ một xe tới 20 mấy triệu lận, cho bà và Gia Bảo cùng mấy đứa cháu nhỏ. Khó khăn lắm nên mượn tiền ông cậu để các cháu với bà về, thì hết đâu 18 triệu. Lúc đó mình muốn về, không ở Sài Gòn nữa mà đâu có tiền, lúc đó mượn được tiền cho các bà cháu về là may lắm rồi”.

Những tưởng đã phải ăn một cái Tết xa nhà khi 2 vợ chồng chẳng lo đủ tiền tàu xe, chút quà bánh về cho gia đình mà nhận được 2 chiếc vé gửi tặng bởi Lifebuoy để về quê, vợ chồng mừng quýnh. “Mình vui lắm, vui từ cái lúc nhận được thông báo hai vợ chồng có vé về quê á. Trời ơi hai vợ chồng nhảy sừng sừng sừng luôn á”, chị Hiền kể chuyện về quê cho những người ngồi trên tàu mà khiến ai cũng vui lây.

Đường về còn xa nhưng người mẹ trẻ đã mơ về những đêm Tết quê, chẳng cỗ tiệc linh đình gì nhưng vẫn thấy ấm áp. Được ôm con vào lòng, được hưởng ý nghĩa sum vầy của ngày Tết, có lẽ là điều ý nghĩa với chị vào lúc này.

“Tết này là Tết sum vầy. Mình làm cả năm không có tiền về cũng ngại lắm. Mà giờ được hỗ trợ thì mình cũng ráng tích góp để vợ chồng về quê. Tết tới chỉ mong gia đình đoàn tụ thôi. Ở trong này buồn lắm, nhớ nhà, nhớ người thân bạn bè nữa”.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 12.

Hạnh phúc với nhiều người là Tết có quần áo mới, công ty thưởng lớn, Tết được đi chơi xa.

Hạnh phúc với chị Hiệu là Tết được trở về nhà, để tạm vơi đi nỗi buồn một mình nơi phố thị náo nhiệt.

Trong đoàn người hồi hương sẽ xuống tại ga Vinh năm nay có thêm chị Nguyễn Thị Hiệu, người phụ nữ 50 tuổi làm bảo vệ công ty may tại Sài Gòn. Với những người có người thân ở bên, ngày Tết vẫn mong mỏi được trở về để đoàn tụ cùng đại gia đình. Sống một mình nơi đất khách quê người, niềm mong mỏi đó càng thôi thúc hơn với chị Hiệu trong những ngày Tết cận kề. 

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 13.

Đi qua một mùa Covid-19, chị Hiệu cũng như bao lao động xa quê, vui buồn lẫn lộn cùng tháng ngày thử thách ấy. Buồn vì mất việc vài tháng trời, vì mắc Covid-19 phải nằm viện điều trị dài ngày. Sống ở Sài Gòn một mình, ốm đau không ai chăm nhưng cũng vui khi có bác sĩ tổng đài thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe, đám nhỏ vẫn gọi điện vào động viên mẹ cố lên, rồi mẹ sẽ khỏe thôi, rồi Tết sẽ về với bọn con.

Lúc đó chị Hiệu không biết cái Tết đó sẽ ra sao khi những ngày dịch thu nhập không có, lấy đâu tiền mua quà cáp cho các con ở nhà. 5 đứa con thì 2 đứa đã lập gia đình, còn lại 3 đứa vẫn đang độ tuổi đi học. Nghĩ đến các con còn đang ăn học, bà mẹ 50 tuổi lại ráng thêm chút nữa để việc học của con không bị nhỡ nhàng. Hỏi chị cuối năm nay có mong ước gì không, chị Hiệu cũng chỉ mong được về nhà.

“Mong muốn về đoàn tụ với gia đình thôi, để gặp con cái, chồng con chứ cả năm rồi, mỗi năm có một lần. Có thằng cu 12 tuổi mà chị nói Tết này chắc không về được cái nó khóc quá trời luôn. Có 2 đứa con gái trước nó nên đẻ thêm thằng cu đó. Nó mới 12 tuổi, học lớp 7 rồi mà nói mẹ không về được cái nó ụp mặt vào nó khóc luôn”.

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 14.

Phải xa gia đình, xa cha mẹ mới hiểu lòng những đứa con cả năm trời không được rúc trong vòng tay mẹ, không cảm nhận được hơi ấm mẹ ở bên. Hạnh phúc của chị Hiệu bên trời xuân này chỉ là được trở về bên gia đình, hạnh phúc của những đứa con xa mẹ là thấy bóng mẹ trước hiên nhà, chẳng cần quà cáp gì nhiều, mẹ khỏe mạnh là lũ trẻ mừng rồi.

“Tết này được về là mừng lắm rồi chứ cũng không chuẩn bị quà cáp được gì vì mới nhận lương có một tháng thôi có tiền đâu mà mua quà em. Được về là cũng mừng rồi. Chồng chị cũng bảo: “Về ăn Tết, mình không sao là vui rồi”.

Không biết còn bao nhiêu lần tàu thông báo “Đã đến ga… Xin mời quý khách vui lòng xuống”, chị Hiệu mới về tới nhà mình. Nhưng ngay trong giây phút này đây, khi hạnh phúc còn một quãng “ngắn” nữa là tới nơi, chị biết ngày Tết và niềm hạnh phúc đoàn viên đã về thật gần. 

Khi bạn đọc được những dòng này, hàng ngàn tấm vé được trao từ Lifebuoy đã chính thức khởi hành, đem theo bao nỗi niềm đi khắp trăm miền Việt Nam. Có những người đã xuống ga an toàn, bồi hồi đứng trước cửa nhà trong niềm ngóng chờ của ba mẹ, có người vẫn đang tiếp tục cùng đoàn tàu lăn bánh, khấp khởi mừng vui vì sau bao tháng ngày mòn mỏi chờ đợi cũng sắp được đoàn tụ. Mỗi người con xa quê về nhà như cánh én báo tin vui cho một mùa Xuân đặc biệt. Như chị Hiệu, chị Hiền, chị Nương… Tết này về chẳng túi lớn túi nhỏ, thấy ba mẹ, con cái được trở về khỏe mạnh, an toàn là Phúc lộc theo cùng nắng Sài Gòn đến khắp miền quê.

25.000 gia đình được Lifebuoy hỗ trợ là 25.000 câu chuyện khác nhau, nhưng ở họ đều chung niềm mong mỏi được sum vầy đoàn viên với người thân sau năm dài xa cách. Viết tiếp những niềm yêu thương từ Bắc chí Nam trên những đoàn tàu, những chuyến xe, Lifebuoy mong muốn mang Phúc sạch khuẩn - Lộc sum vầy đến với 25.000 gia đình Việt Nam, đưa những người con xa quê trở về nhà, bình an sạch khuẩn để đón Tết. 

25.000 lộc sum vầy và những tấm vé kỳ diệu nhất Tết này: Là hy vọng, là đoàn viên, là yêu thương, là ấm áp - Ảnh 16.

“Tết xưa dọn cỗ linh đình, mong cầu tiền tài đến nhanh.

Tết nay chỉ ước mong là bình an, sạch khuẩn bước vô nhà"

Tết này, đừng để những nỗi lo dịch bệnh ngăn trở chúng ta tìm về với yêu thương đoàn viên. Hãy nhớ dù đi đâu và làm gì, nhớ khử khuẩn an toàn cho bản thân trước những cuộc gặp gỡ sum vầy.

Minh Đức
TumTum
Toran