3 món quen thuộc người Việt thường xuyên ăn, đáng sợ không kém gì rượu bia, làm cho axit uric máu tăng vọt

Phương Thuý | 20-01-2022 - 17:50 PM

(Tổ Quốc) - Đôi khi chính những món ăn quen thuộc lại trở thành nguyên nhân gây hại sức khỏe, khiến cho axit uric máu tăng vọt, mất kiểm soát, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Axit uric là một chất chuyển hóa của purin. Trong trường hợp bình thường, nồng độ axit uric huyết thanh ở nam giới trưởng thành là 149 - 416 μmol/L và ở nữ giới là 89 - 357 μmol/L.

Một khi quá trình sản xuất và đào thải trong cơ thể mất cân bằng sẽ dẫn đến việc tích tụ quá nhiều axit uric trong máu, tăng nguy cơ bị gout. 

Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu axit uric trong máu đang “vượt chuẩn”?

Hãy cẩn trọng trước 3 triệu chứng sau đây:

1. Sưng khớp

Khi axit uric tích tụ đến một mức độ nhất định, một phần sẽ bị lắng đọng trong máu, tạo thành các tinh thể axit uric. Nếu nó tích tụ ở các khớp và sụn thường dẫn tới biểu hiện đau khớp dữ dội, sưng tấy do khởi phát cấp tính. Theo thời gian sẽ gây ra cứng và biến dạng khớp, nổi các hạt tophi ở bề mặt khớp… 

3 món quen thuộc người Việt thường xuyên ăn, đáng sợ không kém gì rượu bia, làm cho axit uric máu tăng vọt - Ảnh 1.

Axit uric là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh xương khớp, bệnh gout. Ảnh: Internet

2. Tắc nghẽn đường tiết niệu

Nếu axit uric quá cao, một số lượng lớn tinh thể urat sẽ bị tắc nghẽn ở ống thận, bể thận và niệu quản, gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Lúc này rất dễ xảy ra tình trạng thiểu niệu thậm chí là vô niệu.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, triệu chứng này có thể tiến triển thành suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

3. Đau lưng thường xuyên

Khi ngủ buổi đêm, nếu bạn thường cảm thấy đau lưng thì cũng nên cảnh giác với tình trạng axit uric cao. Khi sức khỏe xương khớp và thận suy giảm, triệu chứng thường gặp chính là những cơn đau bất thường ở vùng thắt lưng. 

3 món ăn quen thuộc gây tăng axit uric trong máu

1. Nội tạng động vật

Những người có axit uric trong máu cao, thuộc nhóm có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh gout thì hàng ngày phải hạn chế nhóm thức ăn có hàm lượng purin cao, rất không có lợi cho việc kiểm soát bệnh.

Mà nội tạng động vật bao gồm gan, thận, óc, lá lách… đều là những thực phẩm chứa nhiều purin. Bên cạnh đó, nội tạng cũng thường chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao, làm gia tăng thêm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

3 món quen thuộc người Việt thường xuyên ăn, đáng sợ không kém gì rượu bia, làm cho axit uric máu tăng vọt - Ảnh 2.

2. Rượu bia, các loại đồ uống có cồn

Rượu bia cũng là một trong những thực phẩm mà người bệnh có axit uric cao cần tránh. Vì sau khi sử dụng đồ uống có cồn, chất etanol trong đó sẽ làm tăng axit lactic trong cơ thể người, ức chế quá trình đào thải axit uric qua thận. 

Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng liên tục của axit uric trong cơ thể, thậm chí dẫn đến bệnh thận gout, suy thận mãn, thậm chí là nhiễm độc niệu. Vì vậy, những bệnh nhân có axit uric cao nên tránh uống rượu bia hết mức có thể để bảo vệ sức khỏe của mình. 

3. Hải sản 

Một số loại hải sản như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc… thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng đồng thời cũng chứa khá nhiều chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người sử dụng nhiều loại thực phẩm này không thể tránh được sự gia tăng purin trong máu.

Làm ngay 3 việc để kiểm soát axit uric trong máu hiệu quả hơn

1. Siêng năng tập luyện

Axit uric trong cơ thể cao thì chúng ta càng phải chú ý vận động thường xuyên. Việc tập thể dục đều đặn và hợp lý có thể giúp kiểm soát axit uric.

Nên lựa chọn các bài tập aerobic, đi bộ nhanh… không nên tập gắng sức và có cường độ từ từ. Một khi vận động gắng sức sẽ gây phản tác dụng, dễ dẫn đến tăng axit uric trong cơ thể, không có lợi cho sức khỏe con người.

3 món quen thuộc người Việt thường xuyên ăn, đáng sợ không kém gì rượu bia, làm cho axit uric máu tăng vọt - Ảnh 3.

Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe xương khớp, kiểm soát tình trạng axit uric máu tăng vọt. Ảnh: Internet

2. Đảm bảo giấc ngủ

Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài lâu ngày không chỉ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm mà còn gây rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể.

Đặc biệt, thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể diễn ra bất thường, khiến axit uric tăng cao, lâu dần sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh tật.

Vì cơm áo gạo tiền, những người phải thức khuya làm ca đêm thì phải ngủ bù vào ban ngày. Đặc biệt, phải có chế độ dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ để bù đắp những tổn thương cơ thể chịu đựng trong quá trình thức khuya.

3. Thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm làm giảm nguy cơ bệnh gout

Trong một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống 1-3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gút, uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày giảm được 57% nguy cơ mắc tình trạng này. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh những tác dụng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nâng cao sức khỏe tinh thần thì cà phê còn rất có lợi cho việc kiểm soát axit uric trong máu.

Bên cạnh đó, uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu, theo một phân tích tổng hợp năm 2011 cho thấy. Cherry được xem là chứa nhiều vitamin C nhất trong các loại quả. 

Trong khi cùng trong lượng nhưng cherry chứa đến 1667,7 mg Vitamin C, tức là cao gấp 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài. Chính vì thế, một nghiên cứu năm 2012 trên 633 người bị bệnh gút cho thấy ăn quả anh đào làm giảm nguy cơ bùng phát cơn gút cấp xuống 35%. Hiệu ứng này vẫn tồn tại ngay cả khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, uống rượu và sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị bệnh gút. 

*Theo 163

3 món quen thuộc người Việt thường xuyên ăn, đáng sợ không kém gì rượu bia, làm cho axit uric máu tăng vọt - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM