4 "báo động đỏ" xuất hiện sau khi thức khuya chứng tỏ cơ thể vượt quá giới hạn, nhanh chóng áp dụng 5 biện pháp này để giảm bớt tổn thương

PHAN HẰNG | 15-04-2021 - 22:10 PM

(Tổ Quốc) - Mặc dù thức khuya là việc không quá xa lạ với nhiều người, nhưng khi cơ thể đến giới hạn quá mức chịu đựng, bạn cần từ bỏ ngay thói quen này.

Con người hiện đại thường xuyên có thói quen thức khuya, cộng với sự tiện lợi của chiếc điện thoại thông minh càng rút ngắn thời gian ngủ hơn. Mọi người đều biết rằng, thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhưng những dấu hiệu nào chứng tỏ cơ thể đã quá sức chịu đựng?

Với những dấu hiệu sau đây, chắc chắn một điều rằng, nếu cứ tiếp tục thức khuya nữa, cơ thể sẽ bị tổn thương nặng, gây ra nhiều bệnh tật. Chỉ cần nhận thấy nhiều hơn 2 dấu hiệu, cơ thể đã đến giới hạn.

4 dấu hiệu chứng tỏ việc thức khuya đã quá giới hạn cơ thể chịu đựng

- Sưng mí mắt

Khi mắt hoạt động quá lâu, các cơ điều tiết mắt sẽ co lại, mô xung quanh sưng lên, mạch máu bị xung huyết và dãn ra, khiến toàn bộ đôi mắt bị đỏ và sưng vù.

Những triệu chứng này xuất hiện sau khi thức khuya chứng tỏ bạn đã đẩy cơ thể đến mức giới hạn cực độ, nhanh chóng áp dụng 5 biện pháp này để cơ thể bớt tổn thương - Ảnh 1.

Thức khuya khiến mí mắt bị sưng.

- Quầng thâm

Quầng thâm cho thấy máu lưu thông kém, là một trong những biểu hiện của chứng mỏi mắt. Nếu bạn không chú ý nghỉ ngơi và bảo vệ, mắt sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

- Mất thị lực

Những người thức khuya, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dẫn đến giảm thị lực, dễ bị khô, ngứa, mờ mắt, thậm chí nhãn áp tăng cao gây đau đầu, buồn nôn.

- Da xỉn màu

Sau khi thức khuya nhiều người da dẻ xanh xao, thiếu máu, kém sắc, nước da sần sùi, sắc mặt nhợt nhạt, nếu gặp trường hợp này thì bạn nên nghỉ ngơi thật tốt và đừng thức khuya nữa.

Thức khuya lại gây hại cho cơ thể như thế nào?

Mặc dù ai cũng biết rằng thức khuya là không tốt, nhưng hầu hết mọi người đều lúng túng khi không biết thức khuya lại gây hại cho con người như thế nào?

- Tổn hại đến gan

Ngủ là cách tốt nhất để gan hồi phục lại trạng thái như ban đầu sau một ngày hoạt động. Vậy nên, thức khuya chẳng khác nào bạn đang ép buộc gan phải tiếp tục làm việc để duy trì các hoạt động của bạn. Gan là một cơ quan lọc và thải độc quan trọng của cơ thể, nếu nó không được nghỉ ngơi, sẽ làm hao tổn khí huyết, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan khác của cơ thể.

Những triệu chứng này xuất hiện sau khi thức khuya chứng tỏ bạn đã đẩy cơ thể đến mức giới hạn cực độ, nhanh chóng áp dụng 5 biện pháp này để cơ thể bớt tổn thương - Ảnh 2.

- Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim

Trái tim ngày nào cũng hoạt động, không có thời gian nghỉ ngơi, chỉ khi bạn ngủ thì nó mới nghỉ ngơi được một chút. Thế nhưng, việc thức khuya không chỉ rút ngắn thời gian nghỉ ngơi của tim mà còn làm tăng gánh nặng, khiến nhịp tim giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể.

- Cơ thể suy kiệt, mệt mỏi

Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Điều này là bình thường, bởi con người sau một ngày dài cần phải ngủ để tái tạo lại năng lượng. Nếu việc thức khuya diễn ra thường xuyên, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, tác động đến cảm xúc của con người, khiến người ta dễ chán nản, mất bình tĩnh, dễ cáu gắt và có thể mất ngủ mãn tính theo thời gian.

Cách khắc phục tình trạng thức khuya

Các phương pháp sau đây phù hợp cho những người sau khi thức khuya và thường ngủ không ngon giấc.

- Dậy đúng giờ

Thức khuya và ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên sẽ kìm hãm dương khí trong cơ thể, sẽ khiến cho bạn trở nên uể oải hơn. Dù đêm hôm trước bạn có thức đến mấy giờ đi chăng nữa, hãy đảm bảo thức dậy trước 9 giờ sáng. Đây là thời điểm mà dạ dày cần hoạt động, bạn cần ăn sáng đầy đủ để hồi phục lại năng lượng.

Những triệu chứng này xuất hiện sau khi thức khuya chứng tỏ bạn đã đẩy cơ thể đến mức giới hạn cực độ, nhanh chóng áp dụng 5 biện pháp này để cơ thể bớt tổn thương - Ảnh 3.

Thức khuya và ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên sẽ kìm hãm dương khí trong cơ thể, sẽ khiến cho bạn trở nên uể oải hơn.

- Mát xa

Sau khi ngủ dậy, dùng các ngón tay xoa lên bụng liên tục, từ trán ra sau gáy xoa 100 lần để giảm mệt mỏi, đau đầu sau khi thức khuya.

Bất cứ lúc nào trong ngày, nếu cảm thấy nhức đầu, có thể dùng ngón tay hoặc lược có răng cùn để chải tóc ở nơi không có gió. Đầu là nơi hội tụ của dương khí, cách mát xa này sẽ khiến khí huyết lưu thông tốt hơn, đầu óc thoải mái, dễ chịu.

- Ngủ bù

Nếu thiếu ngủ vào đêm hôm trước, bạn nên ngủ bù vào ngày hôm sau từ 11 đến 13 giờ trưa. Nếu bạn thực sự có thể chìm vào giấc ngủ trong 3 phút, nó có thể so sánh với 2 giờ vào những thời điểm khác. Nếu không thể ngủ, bạn có thể thở đều một cách thư giãn và nhắm mắt ngồi yên.

- Thiền

Bạn có thể ngồi thiền trong 10 phút hoặc lâu hơn, miễn là cảm thấy thư giãn và thoải mái. Nếu cảm thấy bị tê chân, hãy thử thay đổi vị trí khác để thoải mái hơn.

- Ăn

Những người thường xuyên thức khuya thường có những vấn đề như nóng tay và chân, ra mồ hôi ban đêm, mặt nóng, giảm cân, khô miệng và cổ họng, nước tiểu vàng, phân khô… Vì vậy, bạn cần thay đổi chế độ ăn của mình, nên bổ sung thêm các loại đậu đen, vừng đen, dâu tằm… để bồi bổ gan thận.

- Uống

Thức khuya dễ bị khô miệng lưỡi, có thể bổ sung nước thông qua một ít trà xanh nhạt, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Polyphenol trong trà cũng giúp loại bỏ các gốc tự do sinh ra do thức khuya.

Theo Kknews, Sina

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM