4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết

Ngọc Ái | 24-03-2023 - 19:52 PM

(Tổ Quốc) - Trẻ sinh mổ thường sẽ có khởi đầu kém thuận lợi hơn trẻ sinh thường, nhất là về hệ hô hấp. Mặc dù biết được điều này nhưng rất nhiều bà mẹ, nhất là mẹ genZ sinh mổ vẫn lúng túng không biết khắc phục ra sao khi trẻ bị khò khè.

Để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè, trước hết chúng ta phải hiểu được tình trạng trẻ như thế nào là bị thở khò khè. Thực chất, khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm, giống như tiếng ngáy hoặc tiếng huýt sáo nhưng nghe có phần lạ, không đều, phát ra từ lồng ngực khi trẻ đang ngủ hoặc thở.

Đa phần, âm thanh thường không lớn nên ba mẹ chỉ có thể nghe thấy khi áp sát tai vào ngực, miệng hoặc mũi của bé. Đó cũng là lý do nhiều chị em lần đầu sinh mổ, các mẹ genZ chưa có nhiều kinh nghiệm dễ bị bỏ qua các triệu chứng của con. Trong các trường hợp nặng sẽ  tiếng thở của trẻ có thể kéo dài, nặng nhọc, thậm chí còn kèm theo tiếng rít.

Những lý do chính khiến trẻ sinh mổ hay bị khò khè

Không chỉ trẻ sinh mổ, trẻ sinh thường cũng có thể gặp tình trạng thở khò khè dù không phổ biến. Đó thường là do bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở nên đôi lúc sữa, nước bọt hoặc chất nhầy lọt vào khí quản và tạo thành âm thành khò khè khi thở. Hoặc do mắc một vài bệnh về đường hô hấp nhưng tình trạng thở khò khè sẽ không kéo dài.

Còn phần lớn nguyên nhân khiến trẻ sinh mổ bị thở khò khè lại đến từ chính quá trình sinh nở. Phổ biến nhất là do phổi còn sót dịch ối, tình trạng này rất thường gặp ở trẻ sinh mổ dưới 3 tháng tuổi. Bởi vì khi sinh mổ, phổi của bé không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết nước ối ra ngoài. Hậu quả là dù dịch ối được hút ngay sau khi chào đời thì vẫn còn có thể sót lại, khiến trẻ bị khò khè.

4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trẻ sinh mổ thở khò khè do nguyên nhân này sẽ đi kèm triệu chứng hay bị nôn trớ nhiều, trong bãi nôn có lẫn dịch nhầy do dịch ối đang được tống hết ra ngoài. Đa phần, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi trẻ được 3 tháng tuổi.

Thứ hai là hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường hoàn thiện chậm hơn. Nếu trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại mất đến 6 tháng. Việc hệ miễn dịch kém phát triển khiến trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm virus dẫn tới thở khò khè cùng nhiều triệu chứng hô hấp khác.

Nguyên nhân thứ ba là trẻ sinh mổ sẽ không được thừa hưởng nhiều loại vi sinh vật có lợi. Bao gồm lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ và các vi sinh vật qua tiếp xúc kề da ngay sau khi sinh. Trẻ cũng không được bú sữa non của mẹ ngay sau khi sinh vì mẹ hoặc bé hoặc cả hai phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Chưa kể, các mẹ sinh mổ còn thường bị chậm sữa, thiếu sữa hoặc mất sữa dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng như lợi khuẩn cho bé.

Mách mẹ cách khắc phục khi trẻ bị khò khè

Chăm sóc trẻ sinh mổ là hành trình khó khăn, đòi hỏi mẹ luôn phải cập nhật kiến thức để hiểu và đối phó kịp thời với từng biểu hiện sức khỏe khác thường của trẻ. Với các trẻ sinh mổ bị thở khò khè, các mẹ nên áp dụng 4 cách khắc phục sau đây:

1. Hoàn thiện hệ miễn dịch thông qua sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sinh mổ. Bởi vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ.

Đặc biệt, sữa mẹ có nhiều lợi khuẩn cùng các dưỡng chất giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, nhất là hệ hô hấp cho trẻ như HMOs, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12. Trong khi hệ miễn dịch, hệ hô hấp của trẻ sinh mổ thường yếu hơn dẫn tới nhiều bệnh đường hô hấp và hay thở khò khè.

4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để khắc phục trình trạng trẻ khò khè là các mẹ hãy cho con bú càng sớm càng tốt, tăng cữ bú. Tuy nhiên, thực tế thì không phải mẹ nào cũng có thể làm được điều này. Do mẹ phải nằm lâu trong phòng hậu phẫu, sức khỏe mẹ quá yếu, mẹ sinh mổ hay bị chậm sữa hoặc mất sữa… Ngay cả trong quá trình cho con bú sau này, không ít bè mẹ cũng gặp phải tình trạng không thể cho con bú đủ do quá bận rộn, mắc một số bệnh hoặc cần giữ hình thể ngực vì nhiều lý do khác nhau.

Lúc này, mẹ có thể nhờ tới các loại sữa công thức gần giống với "tiêu chuẩn vàng" sữa mẹ nhất, tức là có đủ 3 đại dưỡng chất vừa kể trên. Như vậy, HMOs sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột. Từ đó, trẻ được cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại nhiều mầm bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Còn Nucleotides thì có tác dụng hỗ trợ sản xuất kháng thể, tăng khả năng chống lại nhiễm trùng và mầm bệnh. Đặc biệt là chất này giúp củng cố hàng rào niêm mạc, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sinh mổ.

Cuối cùng là lợi khuẩn cho đường ruột BB-12 giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt. Ba chất này tạo nên thế "kiềng ba chân" bảo vệ trẻ khỏi bệnh đường hô hấp, khắc phục thở khò khè.

4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

2. Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Ngoài việc cho trẻ bú mẹ để hoàn thiện hệ miễn dịch, mẹ có thể giúp trẻ tống hết đờm, nhớt ra ngoài bằng cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ. Hãy đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, sau đó lật bé nằm sấp xuống đùi mẹ (đầu thấp hơn mông). Một tay đỡ đầu bé, tay kia khum lại vỗ nhẹ và đều vào mông và lưng để trẻ nôn và tống hết dịch đờm ra ngoài.

Trong trường hợp trẻ vẫn không ói ra được dịch đờm, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng, 1 tay giữ đầu, 1 tay đeo gạc rơ lưỡi, đưa ngón tay vào trong má bé ngoáy nhẹ.

3. Dùng máy làm ẩm không khí hoặc bình xịt hen suyễn

Hai thiết bị này sẽ giúp trẻ có thêm độ ẩm và giảm các triệu chứng thở khò khè. Máy làm ẩm không khí giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, điều này có thể nới lỏng mọi tắc nghẽn trong đường thở và làm giảm khò khè.

Còn bình xịt hen suyễn thì cho phép hít thuốc dưới dạng sương mù và chỉ có hiệu quả nếu tình trạng thở khò khè do hen suyễn gây ra. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha chung với thuốc. Tuy nhiên nên nhớ không tự ý mua thuốc mà cần gặp bác sĩ để được chỉ định theo đơn thuốc.

4. Tăng cường vệ sinh, giữ ấm và lưu ý ăn uống

Để tránh trẻ sinh mổ bị khò khè không dứt thì việc tăng cường giữ ấm và đảm bảo vệ sinh môi trường sống là cực kỳ quan trọng. Hãy để trẻ nằm nơi thoáng nhưng tránh gió lùa. Trẻ cần tránh xa khói bụi, thuốc lá, nơi đông người. Chú ý vệ sinh chăn, drap, gối, nệm, màn cửa… thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc. Cũng nên giặt quần áo của trẻ với xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ.

4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Có thể kết hợp xoa lưng của trẻ với dầu mù tạt, cho trẻ hít dầu khuynh diệp hoặc củ hành, củ nén. Với các trẻ lớn trên 6 tháng, có thể cân nhắc cho trẻ dùng nước mật ong, nước gừng ấm, nước chanh với lượng vừa phải kết hợp với tăng cường trái cây và rau xanh trong chế độ ăn.

Đặc biệt, nếu trẻ thở khò khè đi kèm với các triệu chứng như thở nhanh (hơn 60 nhịp mỗi phút), da xanh, tím tái, lồng ngực co rút, lừ đừ, ngủ mê, sốt cao liên tục 3 ngày… thì các mẹ không nên tự xử lý tại nhà. Thay vào đó, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Hellobacsi

4 cách khắc phục khi trẻ sinh mổ bị khò khè tưởng đơn giản nhưng nhiều mẹ trẻ không hề biết - Ảnh 5.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM