8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi

J.D | 12-04-2021 - 02:20 AM

(Tổ Quốc) - Các thông tin tiếp nhận được đều phải qua kiểm chứng, nếu không muốn nhận phải cú lừa từ cộng đồng mạng.

Trong một thế giới ngập tràn tin giả, thực sự rất khó để chúng ta tin một cách nhanh chóng vào bất kỳ thông tin nào trên mạng. Ngay cả những trang tin tưởng như tin tưởng nhất đôi lúc cũng va vấp khi mang đến các thông tin sai lệch. Đó là lý do vì sao chúng ta phải kiểm chứng mọi thông tin mình nhận được, đặc biệt là khi nó đến từ mạng xã hội.

Dưới đây là những sự thật từng được rất nhiều người tin tuyệt đối, cho đến khi phát hiện ra chúng chỉ là những cú lừa của Internet mà thôi.

1. Bạn không thể đậu xe trên đường phố Nhật Bản?

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 1.

Sự thật lan truyền trên Internet và thực tế

Cư dân mạng thế giới thường xuyên tỏ ra ngưỡng mộ về đường phố Nhật Bản, rằng những con đường tại đây trông rất tuyệt vì không có bóng dáng xe hơi.

Thực ra, điều này chỉ đúng một phần. Vào năm 1957, Nhật Bản ban hành quy định về việc cấm đậu xe trên đường phố. Tuy nhiên, một số con đường tại Nhật có biển hiệu cho phép đậu xe. Hay nói cách khác, vẫn sẽ có ô tô đỗ trên đường tại Nhật Bản.

Một điểm khá thú vị là nếu muốn mua xe tại Nhật, bạn cần phải chứng minh với chính quyền địa phương rằng mình có chỗ để đỗ xe. Hoặc nhà bạn có chỗ, hoặc bạn phải thuê chỗ đậu với mức giá có thể ngang ngửa một căn hộ cỡ nhỏ.

2. Những đứa trẻ sinh ra trên máy bay có thể bay đến khắp mọi nơi, và hoàn toàn miễn phí

Thực ra đây là một câu hỏi khá phức tạp, bởi mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau. Nhìn chung, mọi đứa trẻ có thể sở hữu 2 quốc tịch nếu sinh ra trên máy bay. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ quốc tịch thứ 2 đó là gì.

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 2.

Bởi quy định của mỗi nước là khác nhau, quốc tịch thứ 2 có thể là của đất nước đứa trẻ sinh ra, hoặc thuộc về quốc gia sở hữu hãng hàng không chuyên chở bé, hoặc phụ thuộc vào nơi hạ cánh, hoặc ở nơi chuyển tiếp...

Một số người cho rằng các hãng hàng không sẽ cho đứa trẻ sinh ra trên máy bay quyền được bay miễn phí suốt đời, nhưng nó không hoàn toàn đúng. Chỉ một số ít các hãng của châu Phi và châu Á cho phép điều đó, còn đa số chỉ cho đến năm 21 tuổi, hoặc tặng một vài chuyến bay mà thôi.

3. Sự thực về ngọn núi hình chú chó

Cư dân mạng thế giới từng rất thích thú với tấm ảnh ngọn núi có hình chú chó đang nằm. Nhưng kỳ thực đây là một tấm hình đã qua chỉnh sửa, và chính tác giả tấm hình đã lên tiếng đính chính.

Bức ảnh thật của mỏm núi trông khá bình thường, dù cũng hơi giống một chú chó.

Bức ảnh được lan truyền trên Internet (trái) và ảnh thật (phải)

4. Lâu đài trên tảng đá

Lại một lần nữa là một tác phẩm đã qua chỉnh sửa. Tảng đá trong bức hình trên nằm trong Công viên Quốc gia Phang Nga của Thái Lan, trong khi tòa lâu đài thực chất nằm ở Đức.

5. Mất 7 năm để tiêu hóa nếu chẳng may nuốt phải một miếng kẹo cao su

Đây là một trong những thông tin được rất nhiều người tin tưởng, rằng nếu nuốt kẹo cao su, bạn sẽ mất 7 năm để tiêu hóa nó. Mục đích của câu nói là để ngăn trẻ con nuốt kẹo thôi, còn sự thực thì không phải vậy.

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 5.

Kẹo cao su được làm từ cao su tự nhiên, chất tạo ngọt và mùi vị. Riêng phần cao su thì dạ dày sẽ không thể tiêu hóa, nhưng nếu nuốt chửng thì sớm muộn nó cũng sẽ đi ra bằng một con đường khác - chính là WC nhà bạn đó.

6. Cái cây hình con voi

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 6.

Nhìn đã thấy fake kinh khủng rồi, nhưng hóa ra vẫn có nhiều người tin bức ảnh trên là thật. Vậy thì khẳng định lại lần cuối: Đó là bức ảnh đã qua chỉnh sửa. Bối cảnh trong hình là khu vườn thuộc thành phố Pristina (CH Liên bang Nam Tư), và dưới đây là khu vườn ấy khi không có chú voi fake cực độ trên.

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 7.

7. Giải mã video tắc kè biến hình siêu ảo

Tắc kè đổi màu khi leo lên bút chì và sự thật là...

Đoạn video trên từng gây bão mạng vào cuối năm 2020, với nội dung về một chú tắc kè đổi màu cực ảo khi leo lên một cây bút chì.

Nhưng nhìn vậy thôi chứ chẳng có con tắc kè nào giỏi như vậy đâu. Đoạn video thực chất từng được một tài khoản Instagram đăng tải từ tháng 6/2020, và được chính chủ giải thích rằng nó được tạo ra bằng các phần mềm máy tính.

Trên thực tế, nhiều người tin rằng tắc kè hoa có thể đổi màu để nguỵ trang dựa trên môi trường xung quanh. Nhưng thực ra, tắc kè đổi màu dựa vào... cảm xúc, và đó là cách chúng giao tiếp với thế giới bên ngoài.

8. Con kênh ngập hồng hạc ở Venice

8 câu chuyện ai cũng tin là thật, nhưng hóa ra chỉ là một cú lừa của Internet mà thôi - Ảnh 9.

Đúng là bạn có thể thấy hồng hạc ở Ý, nhưng sẽ không nhiều như bức ảnh trên và cũng chẳng phải địa điểm đó được. Đây thực chất là một sáng tạo của nghệ sĩ Kristina Makeeva, và bản thân Makeeva cũng thừa nhận đây chẳng phải ảnh thật.

Nguồn: BS, Vt.co

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

"Đại tiệc" ra mắt BST Xuân hè 2024 của IVY moda: Các quý cô thỏa sức khoe tính nữ

(Tổ Quốc) - Mùa Xuân Hè 2024, IVY moda ra mắt BST mới The Flow mang chủ đề "Dẫn lối những rung cảm" đem đến những thiết kế thời trang xu hướng hàng đầu. Sự kiện được tổ chức 3 ngày liên tiếp từ 22-24/03 tại trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông với sự thu hút của đông đảo các quý cô yêu thích thời trang.