• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bảo tàng gốm cổ gò, sành Chăm-pa: Nét độc đáo của vùng đất võ Bình Định

25/08/2008 15:45

Nằm ở thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bảo tàng gốm cổ gò, sành là một trong những điểm du lịch-văn hoá hấp dẫn đối với du khách gần xa. Đây cũng là một trong số ít những bảo tàng tư nhân về gốm gò, sành Chăm-pa ở Việt Nam và trên thế giới, khi nó giới thiệu những nét văn hoá Chăm-pa độc đáo, riêng biệt của vùng đất Bình Định.

Nằm ở thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bảo tàng gốm cổ gò, sành là một trong những điểm du lịch-văn hoá hấp dẫn đối với du khách gần xa. Đây cũng là một trong số ít những bảo tàng tư nhân về gốm gò, sành Chăm-pa ở Việt Nam và trên thế giới, khi nó giới thiệu những nét văn hoá Chăm-pa độc đáo, riêng biệt của vùng đất Bình Định.

Một số tác phẩm trưng bày tại bảo tàng.Một số tác phẩm trưng bày tại bảo tàng.

Không gian bảo tàng yên tĩnh, chìm lắng trong cảnh người xe qua lại tấp nập bên ngoài. Những chiếc vò sành, ấm chén, bát đĩa cổ, những thân tượng, tượng thần Vinus… khiến du khách đã một lần đến đây, sẽ có một cảm nhận thật đặc biệt. Xa rời âm thanh náo nhiệt của đường phố, xa rời cuộc sống ồn ã nơi phố biển, để chìm vào một khoảng khắc thật lạ… Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Vĩnh Hảo, chủ nhân Bảo tàng gốm cổ gò, sành cho biết, anh không phải là người buôn bán cổ vật, mà ý tưởng xây dựng bảo tàng gốm cổ gò, sành này chỉ là một sự kế thừa niềm say mê từ người cha của anh, một chiến sĩ bộ đội cụ Hồ và từ một gia đình cách mạng yêu mến gốm cổ Chăm-pa.

Nếu xét theo quy chuẩn, thì không gian 200 mét vuông chưa đủ để thành lập một bảo tàng. Nhưng niềm say mê của một người yêu Gốm Chăm đã biến căn nhà này, không gian này trở nên có giá trị văn hóa. Không có hoa lá, không rực rỡ cũng chẳng nhiều ánh sáng, bảo tàng Gốm cổ Gò-sành Chăm-pa đứng một mình với một không gian riêng. Bước vào cửa chính, câu chuyện lịch sử và văn hoá Chăm-pa được tái hiện bằng những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá vô giá được sắp xếp một cách có chủ ý. Trong đó, phải kể đến bộ tượng Tam Sơn-Ngũ Nhạc được tìm thấy ở giáo xứ “Sông lòng sông”, thuộc thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Theo anh Hảo, đây là một bức tượng ghép rất cổ, biểu trưng cho đời sống văn hoá tâm linh của người dân địa phương những thế kỷ trước. Giám đốc bảo tàng này còn cho biết, một hiện vật riêng lẻ không thể là mình chứng cho cả một giai đoạn. Chính vì thế, trong không gian bé nhỏ của bảo tàng, tôi muốn giới thiệu những hiện vật gốm, tượng cổ theo một mô-tuýp mới, có sự xâu chuỗi từ thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 15, để người xem có thể hình dung được bề dày văn hoá ở vùng đất này.

Theo một số tư liệu lịch sử, gốm cổ gò, sành là một trong nhữngdấu ấn vàng son của vương triều Vijala Chăm-pa, một vương triều đã tồn tại qua 5 thế kỷ với 38 đời vua trên vùng đất Vijala Bình Định. Nói cách khác, gốm cổ Gò-sành chính là một biểu tượng của sự biến chuyển và giao thoa giữa các nền văn hoá thời đại Chăm-pa, mà vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nhất trên từng sản phẩm đất nung được tìm thấy ở vùng đất miền Trung.

Gây dựng lại bảo tàng gốm cổ gò, sành, anh Nguyễn Vĩnh Hảo không đặt lợi ích vụ lợi, mà chỉ muốn tái hiện một không gian văn hoá Chăm-pa thuần tuý. Anh Nguyễn Vĩnh Hảo nói: “Tôi không kỳ vọng vào bảo tàng này, mà tôi kỳ vọng ở gốm Chăm những điều mà chúng ta cần quan tâm. Tôi không phải là một học giả, không phải là một người nhiều bằng cấp, nhưng trực quan mách bảo tôi một điều rằng nếu chúng ta quan tâm, chúng ta đầu tư vào gốm Chăm, chúng ta sẽ có cơ hội “định vị” gốm Chăm trên bản đồ gốm thế giới. Và khi định vị được rồi, đây là một điều không phải là nhỏ với văn hoá Việt Nam trên bản đồ văn hoá thế giới”.

Theo anh Hảo, điều trăn trở lớn nhất hiện nay của anh là làm sao có thể tái hiện một không gian văn hoá Chăm quy mô lớn, trong đó có sự gắn quyện giữa tinh thần bất khuất của vùng đất võ Bình Định và gốm cổ Gò-sành Chăm-pa.

Theo QĐND

NỔI BẬT TRANG CHỦ