• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bình Phước hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc

Văn hoá 24/09/2022 17:55

(Tổ Quốc) - Thời gian qua, thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, tỉnh Bình Phước đã triển khai các dự án nhằm hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Bình Phước đã có báo cáo công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đối với di sản văn hóa phi vật thể: Thời gian qua, tỉnh đã tiến hành tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2015 - 2020), kết quả có 25 di sản văn hóa tiêu biểu. Đồng thời, triển khai thống kê, phân loại và lập hồ sơ khoa học di sản lễ hội với 20 lễ hội, trong đó có 14 lễ hội truyền thống của đồng bào; tiến hành lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 02 di sản. Ngoài ra, qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh còn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào như: Ngữ văn dân gian, Tập quán xã hội, Tri thức dân gian, Nghề thủ công, Nghệ thuật trình diễn, với khoảng 60 di sản các loại, nhưng hiện nay hầu hết đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.

Bình Phước hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc  - Ảnh 1.

Sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc S'tiêng (ảnh Báo Bình Phước)

Đối với di sản văn hóa vật thể: Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng các di tích. Đến nay, toàn tỉnh có 42 di tích đã được xếp hạng, đưa vào Danh mục kiểm kê đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó, có nhiều di tích tiêu biểu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử, văn hóa các tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, về kiến trúc nhà ở: Nhà truyền thống, nhà nửa truyền thống, nhà nửa hiện đại (khoảng 3.000 nhà, chủ yếu của người S'tiêng, M'nông, Khmer). Về trang phục truyền thống các dân tộc, đồ dùng trong sinh hoạt, công cụ lao động: Đang mai một, chủ yếu được lưu truyền theo hộ gia đình, cá nhân.

Về hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thời gian qua, thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, tỉnh đã triển khai các dự án nhằm hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào như: Dự án "Ứng xử đối với môi trường tự nhiên của người S'Tiêng"; Dự án "Phục dựng lễ hội Phá Bàu của người Khmer"; Dự án "Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S'Tiêng",.... Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Trung ương, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào nghiêm túc thực hiện, coi việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội là một trong các tiêu chí bình xét Danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Khu dân cư văn hóa"; lồng ghép vào các Hương ước, Quy ước. Đến nay, đồng bào các dân tộc đã có sự chuyển biến tích cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, sống, sinh hoạt một cách khoa học.

Về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa, gắn kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng vùng, từng dân tộc: Hàng năm, tỉnh Bình Phước đã tổ chức tuyên truyền lưu động trung bình 100 buổi (cấp tỉnh), 500 buổi (cấp huyện), chiếu phim lưu động 850 buổi; tổ chức trưng bày, triển lãm với hơn 1.300 hình ảnh, gần 600 hiện vật về văn hóa dân tộc; tuyên truyền khoảng 6.000 m băng rôn; khoảng 3.000 m2 panô, panơ; cắm 17.000 lượt cờ các loại; 350 giờ bằng xe lưu động; thường xuyên luân chuyển sách, báo, tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng môi trường văn hóa mới. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh việc gắn kết phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo, tạo niềm tin, động lực cho đồng bào, điển hình như: Tại Khu bảo tồn dân tộc S'Tiêng Sóc Bom Bo: Đã bảo tồn các nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, may, đan, lát, làm rượu cần, tạo sản phẩm du lịch và tạo nguồn thu nhập cho người tham gia; thành lập Đội Nghệ thuật truyền thống Sóc Bom Bo phục vụ khách, đủ khả năng tự trang trải hoạt động. Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: Tạo việc làm, nâng cao đời sống cho một bộ phận người M'nông, S'tiêng thông qua việc tham gia phục vụ, bảo vệ, biểu diễn nghệ thuật, trồng trọt và chăn nuôi, thực hành nghề thủ công truyền thống, phục vụ du lịch…. Bên cạnh đó, có một số nghề thủ công truyền thống như: nghề mộc, nghề rèn (dân tộc có nguồn gốc Bắc Bộ), dệt thổ cẩm, đan lát, thuốc Đông y (S'tiêng, M'nông, Kh'mer, ...), nghề gốm (Chăm), ... đang dần được phục hồi và phát triển, bước đầu hình thành một số điểm, hộ cá thể cung ứng sản phẩm du lịch.

Về đầu tư, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Đến nay, toàn tỉnh có 05 thiết chế văn hóa cấp tỉnh; 17 thiết chế văn hóa - thể thao cấp huyện; 111/111 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, hoặc Nhà Văn hóa, Hội trường cấp xã; 853/861 thôn, ấp, khu phố có Nhà văn hóa - Khu thể thao, Hội trường, trong đó có 214 Nhà được xây dựng theo mô hình Nhà cộng đồng của đồng bào. Về cơ bản, các thiết chế đã phát huy công năng, vừa là nơi tổ chức hội họp, vừa là điểm sinh hoạt văn hóa, thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Về giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa, nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; thí điểm và nhân rộng việc đưa nội dung văn hóa dân tộc vào hệ thống giáo dục tỉnh: Thời gian qua, tỉnh đã sưu tầm được gần 400 hiện vật phản ánh đặc trưng văn hóa của đồng bào các DTTS bảo 5 quản tại Bảo tàng tỉnh, thông qua các biện pháp chuyên ngành phát huy giá trị. Đồng thời, nghiên cứu, viết hàng trăm tin, ảnh, bài báo khoa học, tham luận về đề tài dân tộc công bố tại Hội thảo các cấp và xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt, tỉnh cũng đã quan tâm đến việc tổ chức việc đưa các chủ thể văn hóa và các loại hình văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh tham gia giao lưu, biểu diễn ở các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước, điển hình như: Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc; Ngày hội VH,TT&DL vùng đồng bào Khmer Đông Nam bộ; Lễ hội Thổ cẩm tại Đắc Nông, tham gia các hoạt động sự kiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam,….

Đối với việc thí điểm và nhân rộng việc đưa nội dung văn hóa dân tộc vào hệ thống giáo dục tỉnh: Bước đầu, tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ dân tộc, tôn giáo, văn hóa các cấp và các ngành liên quan tham gia Lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết DTTS được tổ chức hằng năm. Đặc biệt, trên cơ sở đề tài "Từ điển S'tiêng - Việt và Việt - S'tiêng", tỉnh đã công bố bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng S'tiêng và triển khai đề tài "Xây dựng bộ tài liệu giảng dạy tiếng S'tiêng cho học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh".

Về đẩy mạnh tổ chức các chương trình hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật các dân tộc thiểu số cấp tỉnh: Thời gian qua, tỉnh đã duy trì tốt việc tổ chức định kỳ các Liên hoan, Hội thi, Hội diễn nghệ thuật quần chúng như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, Liên hoan Tuyên truyền lưu động, Sân chơi "Tìm tài năng trẻ". Đặc biệt, duy trì và phát triển Liên hoan Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh định kỳ 02 năm 01 lần trở thành Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc tỉnh Bình Phước, thu hút gần 1.000 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên người dân tộc thiểu số tham gia.

Thủy Bích

NỔI BẬT TRANG CHỦ