Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già

Ngọc Nhi | 28-09-2021 - 23:46 PM

(Tổ Quốc) - Hai mươi năm đầu là giai đoạn tạo dựng nền tảng, hai mươi năm tiếp theo là giai đoạn ổn định của cuộc đời. Do vậy, khi đã đến tuổi trung niên, hãy tận dụng tốt khoảng thời gian này và nhớ thật kỹ 4 điều để sống hạnh phúc, an nhiên lúc về già.

Giữa "đặt nền móng" và "ổn định" còn có một "giai đoạn đệm" ở giữa. Những gì bạn làm trong "giai đoạn đệm" này quyết định cuộc sống và hướng đi trong tương lai. 

Nói trắng ra, khi con người ta bước qua tuổi trung niên  từng giây từng phút mà chúng ta có được đều ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Có người nghĩ rằng: "Sống tốt trong thời điểm hiện tại là đủ rồi, tại sao lại phải nghĩ đến tuổi già?".

Trên thực tế, những người có tầm nhìn xa, con đường tương lai mới có thể rộng. Nếu bạn coi cuộc sống là một bàn cờ vua, vậy thì kết cục của cuộc sống sẽ được xác định bởi bố cục của bàn cờ. Chìa khóa để chiến thắng trò chơi đó là nắm bắt được bố cục, có bỏ tốt giữ xe hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn của bạn.

Ngược lại, những người có tầm nhìn hạn hẹp thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác về cuộc sống của mình, chỉ vì một chút thất bại mà ngay lập tức sẽ hết đường xoay sở, khi đối diện với các vấn đề thường trở nên rất bị động thậm chí là rút lui.

Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già - Ảnh 1.

Làm người thắng ở tầm nhìn, thua ở tính toán. Còn làm việc thì thắng ở nhân cách, thua tại "thông minh". Ảnh: Internet

Một nhà văn từng viết: "Tuổi trung niên nằm ở ranh giới giữa thiên đường và địa ngục. Nhưng hầu hết mọi người đều đi từ thiên đường xuống địa ngục và chỉ có ít người đi từ địa ngục lên thiên đường". 

Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao hầu hết mọi người đều đi từ "thiên đường" xuống "địa ngục"?

Lý do là họ đều tiêu hao tất cả hạnh phúc và may mắn của phần đời còn lại trong hiện tại. Để rồi đến một thời điểm nào đó trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy cơ thể và trái tim bất lực. Bản thân chỉ còn cảm giác "bơ vơ" trong thực tại và ý tưởng "cô đơn" sinh sôi trong "nội tâm".

Do vậy, trong tương lai, dù bạn có tài giỏi đến đâu cũng không được "thấu chi" những việc này quá nhiều, nếu không, hậu quả khó lường về sau.

1. Chi tiền cho những thứ xa hoa phù phiếm trước mắt

Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già - Ảnh 2.

"Nếu bạn biết cách sử dụng thì tiền bạc là một nô lệ tốt. Nếu bạn không biết cách sử dụng, bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền"- Mark Twain. ẢNh: Internet

Ở tuổi trung niên, nhiều người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và cũng có những khoản tiết kiệm nhất định, có thể an nhàn hưởng thụ cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng, tiêu dùng hợp lý thì bạn mới là chủ nhân của đồng tiền chứ không phải là nô lệ.

Khi sống, con người không chỉ phải tính đến hiện tại, mà còn phải cân nhắc và hoạch định cho tương lai. Sau tuổi trung niên, nếu không muốn cuộc sống ngày càng nghèo nàn thì đừng tiêu tiền vào những vật chất không cần thiết bên ngoài.

Không phải ví tiền của bạn, mà là vóc dáng của bạn mới quyết định trang phục mà bạn mặc. Vẻ đẹp của một người phụ thuộc vào nội tâm chứ không phụ thuộc vào những thứ bên ngoài, như quần áo phụ kiện. 

Đừng quá đam mê chạy theo những đồ xa xỉ trong khi bạn không quá giàu có để mua chúng. Chỉ cần thế giới tinh thần của bạn phong phú thì dù bạn ăn mặc, sinh hoạt như thế nào thì cuộc sống của bạn cũng sẽ hạnh phúc.

Do vậy, khi đến tuổi trung niên, con người ta phải tiêu tiền vào những thứ thực sự đáng giá và cần thiết. Nếu không, bạn sẽ trở nên nghèo hơn.

2. Chi tiền để duy trì các mối quan hệ "giả tạo"

Nhà triết học Francis Bacon có nói: "Tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, nhưng nó cũng có thể trở thành chủ nhân tồi trong những dịp nhất định".

Chúng ta thường nói tuy tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì tuyệt đối không được. Tuy nhiên, dù có tiền, chúng ta cũng không thể tiêu vào những nơi và những người không cần thiết, chẳng hạn như những cuộc nhậu nhẹt rượu chè, đàn đúm.

Trong cuộc sống này, có những mối quan hệ được duy trì bởi sự chân thành, và cũng có mối quan hệ duy trì bởi tiền bạc. Khi bạn có tiền, họ sẽ kết thân với bạn, và khi bạn không có tiền, họ sẽ rời bỏ bạn không chút do dự.

Đương nhiên, những cuộc gặp gỡ là điều rất cần thiết để tạo dựng mối quan hệ. Nhưng cũng có không ít mối quan hệ giả tạo chỉ tồn tại khi bạn có tiền.

Ở tuổi trung niên, nếu bạn vẫn không hiểu chân lý này và vung tiền cho những người bạn nhậu nhẹt thì bạn sẽ càng ngày càng nghèo đi trong tương lai. Đừng đợi cho đến khi "cùng đường" mới hiểu được sự thật này.

Ngoài ra, đến tuổi trung niên, bạn cần phải tránh xa 2 điều: 

1. Rút cạn "sức khỏe" khi đến tuổi trung niên

Ở độ tuổi trung niên, gánh nặng gia đình, áp lực công việc và vô số những mối lo khác đang đè nặng trên vai. Lúc này, công việc và sự nghiệp là quan trọng nhất, dường như còn quan trọng hơn cả ba bữa ăn mỗi ngày. Bởi vì không có công việc, chúng ta còn chẳng có tiền mà ăn, chẳng có tiền mà sống, càng không có nền tảng để bàn về hạnh phúc.

Do đó, ai ai cũng mải miết chạy vội trên con đường sự nghiệp mà bỏ qua mọi thứ xung quanh, đặc biệt là sức khỏe. Để rồi đến khi sức khỏe xuống cấp trầm trọng, chúng ta mới cảm thấy hối tiếc.

Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già - Ảnh 3.

Chỉ những ai đủ sức cho một cuộc đua đường dài mới có thể chạm tới vạch đích cuối cùng. Ảnh: Internet

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tiền bạc quả thật rất quan trọng. Tuy nhiên, ở thời điểm này, chúng ta cũng phải đề cao cảnh giác. Trong nhiều trường hợp, vấn đề sức khỏe không thể giải quyết bằng tiền mà chúng ta cần phải quan tâm từng chút một.

Giống như khi chúng ta còn trẻ, chúng ta có thể thức khuya làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, khi đã ở tuổi trung niên, bạn đừng cố gắng "tham công tiếc việc", vì số tiền kiếm được từ việc "thức trắng đêm" vắt kiệt cơ thể không đủ để đến bệnh viện thăm khám.

Điều này rất thực tế và phũ phàng nhưng lại minh chứng cho một điểm: Con người khi bước vào tuổi trung niên, nếu có sức khỏe thì sẽ có tất cả, sẽ có những điều kỳ diệu và hy vọng cho tương lai.

2. Suy kiệt "tâm lý"

Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già - Ảnh 4.

"Lòng dạ hẹp hòi là gốc của tai họa, tấm lòng rộng mở là cánh cửa dẫn đến phúc lành"- Vương Dương Minh. Ảnh: Aboluowang

Tính khí của bạn như nào, cuộc sống của bạn sẽ như vậy. Môi trường bên ngoài bạn đang ở chỉ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất. Sự thỏa mãn của nội tâm, những ngày hạnh phúc mà bạn hằng mơ ước, tất cả đều xuất phát từ trái tim.

Trong cuộc đời của mỗi người, điều khó vượt qua nhất không phải là người khác, mà chính là bản thân mình. Quyền lực thống trị nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay người khác. Vì vậy, khi một người bước qua tuổi trung niên, dù là về vật chất hay tinh thần cũng đều ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, quyết định tương lai của bạn.

Bước vào tuổi trung niên, một người giỏi giang, giàu sang đến đâu cũng không được “bội chi” vào 2 thứ này, nếu không sẽ gặp khó khăn khi về già - Ảnh 5.

"Tiền không thuộc về những người sở hữu nó, mà chỉ thuộc về những người biết hưởng thụ nó"- Benjamin Franklin. Ảnh: Internet

Người thông minh là những người biết tiêu tiền cho bản thân, cho những thứ đáng giá và sống hạnh phúc cho chính mình. Người ngốc nghếch sẽ tiêu tiền vào những thứ vô ích, cuối cùng tiền đã tiêu sẽ một đi không trở lại.

Tuổi trung niên đối với tất cả mọi người đều là một trở ngại. Sau trở ngại này, chúng ta có thể trưởng thành và vững vàng hơn. Bên cạnh đó, đừng so sánh và quan tâm đến cách nhìn của người khác đối với mình. 

Hãy suy nghĩ nhiều hơn về bản thân, lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai và phải lập kế hoạch tiêu dùng nếu muốn giàu có.

Theo Aboluowang và Zhihu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Sách "Diamond Manager - Nhà quản lý bền vững" có gì đặc biệt?

(Tổ Quốc) - Từ nền tảng quản lý khoa học và trải nghiệm thực tế được đúc rút trong hơn 20 năm làm công tác đào tạo và quản lý tại nhiều tập đoàn đa quốc gia, hai chuyên gia của VMP Academy: Phan Hữu Lộc và Nhật Minh Quang đã chính thức xuất bản quyển sách thứ 2 mang tên "Diamond Manager - Nhà Quản Lý Bền Vững".