• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bứt phá nào từ căng thẳng đàm phán quỹ hồi phục kinh tế khủng của châu Âu?

Thế giới 17/07/2020 17:09

(Tổ Quốc) - Các nhà lãnh đạo châu Âu trở lại Brussels lần đầu tiên sau gần 5 tháng nhằm tìm cách hoàn tất thỏa thuận về quỹ hồi phục kinh tế sau dịch bệnh trị giá lên tới 750 tỷ euro (tương đương với 855 tỷ đôla).

Theo CNBC, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia liên minh châu Âu nhiều tháng qua liên tục thực hiện các đối thoại nhằm giảm thiểu cú sốc kinh tế từ dịch bệnh Covid-19. Vào tháng Năm, Ủy ban châu Âu – Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu cho biết đã huy động 750 tỷ euro vào thị trường công cộng để đầu tư vào các ngành công nghiệp và quốc gia chịu nhiều rủi ro nhất vì dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn các bất đồng trong cách phân bổ số tiền quỹ, cách giám sát thực hiện và các vấn đề tiền vay.

Bứt phá nào từ căng thẳng đàm phán quỹ hồi phục kinh tế khủng của châu Âu? - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Merkel

Cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo châu Âu kể từ khi dịch bệnh bùng phát đã bắt đầu vào ngày 17/7. Điều này hi vọng rằng thượng đỉnh sẽ giúp các nhà lãnh đạo đến gần hơn với các thỏa thuận về quỹ hồi phục kinh tế, tuy nhiên các đàm phán đã kéo dài vì các bất đồng chưa thể giải quyết.

"Tôi đã mang đủ áo để chuẩn bị cho các ngày tiếp theo thảo luận tiếp tục về quỹ hồi phục kinh tế tại Brussels", Thủ tướng Luxembourg - Xavier Bettel hài hước nói trên CNBC.

Thủ tướng Luxembourg - Xavier Bettel nói thêm rằng, nếu không có sự đột phá nào vào cuối tuần này thì đó sẽ là điều rất tệ đối với châu Âu và thị trường tài chính vì điều đó sẽ đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của liên minh trong nỗ lực đưa ra các biện pháp kích thích tài khóa thêm nữa.

Một trong các trở ngại chính trước thềm thượng đỉnh hôm nay là bằng cách nào tiền sẽ được đầu tư ở châu Âu. Đề xuất mới nhất cho thấy rằng các quốc gia thành viên sẽ được yêu cầu trình bày các kế hoạch cải cách, trong đó sẽ phác thảo kế hoạch đầu tư trong quỹ châu Âu. Điều này sau đó cần phải chấp thuận theo số phiếu là 27.

Tuy nhiên, sức ép từ chính phủ Hà Lan yêu cầu một cuộc bỏ phiếu thống nhất, nghĩa rằng bất kỳ quốc gia nào cuối cùng cũng có thể phủ quyết các kế hoạch của một quốc gia khác, CNBC trích dẫn. Điều này đã tạo nên một số ý kiến phản đối của một số nước và các tổ chức châu Âu vì đã trao quá nhiều quyền lực cho các quốc gia so với các dự án quốc gia khác.

"Dự đoán của tôi cũng giống như bạn nhưng khả năng đầu tiên để đi tới một thỏa thuận chung là phải vào khoảng ngày mai hoặc ngày kia", Alexander Stubb, cựu thủ tướng Phần Lan viết trên Twitter.

"Và nếu chưa thể, thỏa thuận vẫn tiếp tục vào những ngày tới. Và nếu tiếp tục thất bại đi tới thống nhất hung thì thỏa thuận phải vào cuối tháng Bảy", ông nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ