Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 1.

Nhớ như in "đoạn trường" 3 năm chăm con thấp bé nhẹ cân, chị Kiều Oanh (27 tuổi, công tác tại một công ty truyền thông TP. Hà Nội) tự mô tả bản thân mình của những ngày đó: quay cuồng quanh con, lúc nào cũng trong tâm trạng căng thẳng vừa không biết làm thế nào để tốt cho con, vừa phải chịu áp lực từ vô vàn ý kiến xung quanh. Mỗi khi dẫn con đi đâu, chị stress nhất là bị các bà mẹ, người quen, họ hàng hỏi thăm: "Sao chị để bé còi vậy? Mẹ ăn hết phần của con à? Em dẫn con đi khám xem bé có bị gì không?". Mỗi lần như thế, chị luôn tự dằn vặt bản thân vì mình không biết chăm nên con gầy yếu.

Bé Na con chị khỏe mạnh từ khi lọt lòng. Mấy tháng đầu bé tăng cân đều đặn, nhưng đến khi con bắt đầu ăn dặm, cân nặng của con cũng tăng chậm dần, không được bụ bẫm như các bé hàng xóm. Từ đó, tâm trạng của chị cũng "trồi sụt" theo từng bữa ăn. Cứ 2-3 tiếng/lần, không sữa thì cháo, miến, phở… mỗi lần cho con ăn, cả nhà phải làm đủ trò, con nuốt được muỗng nào mẹ lại thở phào muỗng ấy.

Mua đủ loại thuốc uống bổ sung, đổi đủ loại thức ăn đa dạng, chi Oanh nghĩ rất nhiều cách, nhưng hễ thấy thức ăn là con lại lắc đầu quầy quậy. Có nhiều hôm, con vừa ăn được lưng chén cơm thì lại ói hết. 2 mẹ con lại bắt đầu lại từ đầu. Vì bị ép ăn nhiều, lâu dần, chỉ cần Na thấy mẹ bưng chén thức ăn là sợ. Kèm theo đó, chỉ cần trái gió trở trời 1 chút là con lại ốm. Vất vả cả tháng, có khi con vừa mới tăng được nửa ký, mẹ chưa kịp mừng thầm thì con lăn ra… ốm. Ốm xong con "teo tóp" đi 1, 2 ký là chuyện bình thường. Chị stress vì sợ con thấp, còi là một, nhưng càng lo ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, tầm vóc của con về sau. Nên ai bày cách gì miễn con tăng cân, tăng chiều cao chị đều làm theo. Thế nhưng mọi thứ cứ như công dã tràng.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 2.

Không giống như nỗi lòng của chị Oanh, chị Bích Hạnh (TP.HCM) là một phụ nữ hiện đại và quyết đoán. Dù không bị ảnh hưởng bởi những lời nói của người khác, chị cũng tự tin vì đã có kinh nghiệm chăm con từ bé đầu tiên, nhưng từ khi sinh bé Su, chị Hạnh lại không ít lần bị "chao đảo" bởi thực tế chăm bé thứ hai hoàn toàn khác xa với vốn kiến thức và kinh nghiệm mà chị đã tích lũy được.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 3.

Những tháng đầu khi Su còn bú mẹ, chị Hạnh khá nhàn vì con tăng cân đều, ít ốm vặt. Thế nhưng khi con bước vào độ tuổi ăn dặm và cai sữa mẹ, Su bắt đầu ốm triền miên, một tháng ít nhất nhất 2-3 lần. Cứ viêm họng, viêm hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa… Mỗi lần ốm bé lại bỏ ăn, ăn vào lại ói, người xanh xao và ngày càng ốm, chiều cao cũng không tăng nhiều. Chị sốt ruột, sợ con không đủ sức khỏe. Mang bé đi khám khắp nơi, bác sĩ kết luận: "Tiêu hóa kém, đề kháng yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng."

Chị Hạnh cho biết: "Có lúc tôi hoàn toàn mất tự tin vì không hiểu sao, mình cũng đã có kinh nghiệm chăm bé đầu rồi, cũng tìm hiểu rất nhiều kiến thức, cũng chịu khó đọc rất nhiều chia sẻ kinh nghiệm của các bà mẹ khác. Nhưng áp dụng để chăm Su thì lại không hiệu quả."

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 4.

Chuyện của chị Oanh, và Bích Hạnh chỉ là những lát cắt rất mỏng về nỗi lòng của hàng triệu bà mẹ trên khắp Việt Nam khi đối diện với bài toán hóc búa: phải làm sao khi con không thích ăn, con thấp bé, nhẹ cân? Không ít bà mẹ dần mất sự kiên nhẫn, trở lên lo lắng, stress bởi nuôi con hoài không lớn. Mọi cách thức giúp con nhanh tăng cân đều được đưa ra ra áp dụng, từ các món ăn bổ dưỡng đến các mẹo vặt dân gian. Chu trình "thử-sai-tiếp tục thử" được lặp lại như một vòng luẩn quẩn khiến cả mẹ lẫn con đều mệt nhoài và tình trạng của con không được cải thiện.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 5.

Dù biết rằng ai cũng muốn mang lại cho con một sự khởi đầu tốt nhất về sức khỏe, tinh thần, thế nhưng thay vì mãi loay hoay với những giải pháp được người khác khuyên chỉ, liệu có bao nhiêu bà mẹ đủ bình tĩnh để tự hỏi: Giải pháp này có phù hợp với thể trạng của con không? Liệu mình nên nghe theo cơ thể con hay cố gắng tìm đủ mọi cách để con có thể ăn nhiều hơn?

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có cơ địa và nhịp điệu phát triển riêng, tương ứng với từng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bằng việc so sánh con với "con nhà hàng xóm" như mỗi bữa ăn được bao nhiêu, sữa uống bao nhiều cữ, cân nặng tháng này tăng bao nhiêu so với tháng trước…, mẹ đã vô tình bỏ qua nhu cầu đặc thù này của trẻ, dẫn đến một chế độ dinh dưỡng không hề phù hợp, gây nhiều vấn đề về ăn uống, tiêu hóa, hay nghiêm trọng hơn là khiến trẻ có tâm lý sợ ăn, bỏ bữa, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Thay vì lo lắng vì sao con không cao, không bụ bẫm bằng bạn bè, mẹ cần bình tĩnh quan sát sự phát triển của con để hiểu được điều trẻ cần nhất. Chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood lý giải: Trẻ dưới 5 tuổi tuy tăng trưởng nhanh nhưng các bé sẽ có những giai đoạn phát triển khác nhau. Bé có thể chậm tăng cân tạm thời trong một số giai đoạn nhất định (mọc răng, mới đi nhà trẻ…), hoặc do các cơn ốm vặt nhất thời. Nếu trẻ vẫn phát triển đều đặn về cân nặng và chiều cao theo bảng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO trong từng giai đoạn thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Chị Oanh, sau một thời gian dài stress vì liên tục thử nhiều phương pháp, cho đến khi chị chấp nhận "buông", để con muốn ăn sao thì ăn thì điều kỳ diệu lại đến. Mấy ngày đầu thấp thỏm vì đến giờ ăn rồi mà con vẫn tỉnh như không, nhưng dù có sốt ruột thì chị cũng không cố ép để con phải ăn trong nước mắt nữa. Thế rồi, dần dần, con bắt đầu đòi ăn, có khi chỉ chịu ăn độc một món hoặc chỉ dăm ba muỗng, tuy sốt ruột nhưng chị vẫn để con ăn theo nhu cầu và sở thích riêng. Rồi từ từ con bắt đầu chịu ăn nhiều món khác, chị cũng không ép con ăn đúng "định mức" như lúc đầu. Mặc dù không theo giờ giấc và định lượng của mẹ nhưng từng chút một, Na bắt đầu hứng thú với việc ăn uống và cân nặng, sức khỏe bắt đầu cải thiện.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 6.

"So với các bạn cùng lớp thì Na vẫn gầy nhưng đi khám định kỳ thì mọi chỉ số của con đều phát triển đúng chuẩn. Hóa ra, một thời gian dài, vì quá lo lắng mà tôi chưa bao giờ để con được… đói, được ăn món ăn con muốn. Ăn quá nhiều đồ bổ và không cân bằng khiến hệ tiêu hóa của con cũng bị ảnh hưởng. Con thuộc tạng gầy, nhỏ con nên giờ tôi không thúc ép con ăn nữa, chỉ âm thầm bổ sung thêm sữa củng cố đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt để tạo nền tảng vững chắc cho con phát triển, còn lại, tôn trọng hoàn toàn sở thích ăn uống và nhu cầu của con. Nghĩ lại những lần con lắc đầu không muốn ăn mà mình thì cố sức ép cho bằng được lại thấy có lỗi với con vô cùng.", chị Oanh chia sẻ.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 7.

Nuôi một đứa con cũng là hành trình chúng ta trưởng thành trong vai trò làm mẹ. Có những thử nghiệm, có những sai lầm nhưng chiến thắng tất cả vẫn là tình thương vô điều kiện mẹ dành cho con. Sự yêu thương vô điều kiện nếu được "nêm nếm" thêm một chút thông thái, bình tĩnh và can đảm của mẹ sẽ giúp cho hành trình cùng con lớn khôn tràn đầy hạnh phúc. Khoan hãy sốt ruột nếu trẻ không lớn "đủ chuẩn" như mong đợi, mẹ cần quan tâm đến 2 điều cốt lõi.

Đầu tiên là xây dựng một nền tảng đề kháng khỏe – tiêu hóa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, bởi đây chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện. Theo GS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam: "Hệ tiêu hóa khỏe giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất, tinh thần và não bộ, không mắc các rối loạn về chức năng tiêu hóa dẫn đến nôn trớ, táo bón, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy." Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn đóng góp đến 80% sức khỏe hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây ra các bệnh rối loạn tiêu hóa hay hô hấp. Từ đó, trẻ ít ốm vặt, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cân và tăng chiều cao đều đặn.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 8.

Thứ hai là mẹ cần biết lắng nghe từng phản ứng của con để hiểu được nhịp điệu phát triển riêng của con, nắm bắt được thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù để có những giải pháp phù hợp nhất với từng bước phát triển của trẻ.

Chị Bích Hạnh sau một thời gian dài tìm kiếm giải pháp, cuối cùng cùng đã biết "lắng nghe" con hơn. Chị không ép con ăn quá nhiều như trước mà thay vào đó, là một chế độ ăn phù hợp với thể trạng của con, kết hợp với việc khuyến khích con vui chơi và vận động để tạo cho bé cảm giác thoải mái. Theo lời khuyên của bác sĩ, chị Hạnh chọn bổ sung sữa dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là NutiFood GrowPLUS để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho con.

Chị Hạnh hào hứng khoe: "Tính đến nay, con đã sử dụng sản phẩm NutiFood GrowPLUS hơn 3 tháng rồi, trộm vía, Su ăn ngon miệng hơn, ít bị táo bón hay rối loạn tiêu hóa như trước, chiều cao, cân nặng cũng dần được cải thiện. Tôi chia nhỏ bữa ăn và không ép con ăn như trước. Thấy sức khỏe của con dần cải thiện, tôi như gỡ được một tảng đá lớn đè lên ngực mình vậy."

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 9.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng cho hơn 250.000 trẻ em Việt Nam, các chuyên gia của NutiFood đã đúc kết được một nguyên lý: Muốn trẻ phát triển toàn diện về tầm vóc lẫn trí tuệ, cần xây dựng nền tảng "Đề kháng khỏe – Tiêu hóa tốt". Là thành quả của nghiên cứu trên, công thức FDI - được phát triển độc quyền bởi Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood Thụy Điển NNRIS - là sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi dưỡng chất 2’- FL HMO và FOS giúp trẻ xây dựng nền tảng Đề kháng khỏe - Tiêu hóa tốt. HMO là thành phần nhiều thứ ba trong sữa mẹ, có cấu trúc hoạt động tương đồng với prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hạn chế nhiễm trùng và tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Kết hợp cùng FOS là chất xơ hòa tan giúp hấp thu tốt các dưỡng chất, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Công thức FDI giải bài toán cải thiện hệ tiêu hoá nhằm hấp thu tối đa dưỡng chất và hoàn thiện sức đề kháng để bé có một lá chắn miễn dịch tốt nhất trước các tác nhân có hại từ môi trường. Sau khi xây dựng bộ khung này vững chắc, NutiFood GrowPLUS còn được bổ sung 95% vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO giúp kích thích sự thèm ăn, trẻ ăn ngon hơn, tăng hấp thu dưỡng chất, tăng cân, tăng chiều cao sau 3 tháng. Công thức FDI là nỗ lực của NutiFood kết hợp 20 năm nghiên cứu về thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng, khẩu vị đặc thù của trẻ em Việt Nam, kết hợp với tinh hoa khoa học dinh dưỡng chuẩn Âu từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood Thuỵ Điển NNRIS để mang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng và phù hợp nhất, giải quyết nỗi trăn trở của các bà mẹ Việt.

Chăm con nhẹ cân, thấp còi: Hiểu thể trạng đặc thù của con hay “đẽo cày giữa đường” - Ảnh 10.

Tôn trọng nhịp điệu phát triển của con để tìm ra một giải pháp phù hợp với thể trạng của từng bé là điều quan trọng nhất để hành trình lớn lên cùng con của mỗi bà mẹ sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn. Nuôi con là một hành trình không thể quay trở lại, mỗi đứa trẻ chỉ có một tuổi thơ để phát triển. Vì vậy, không phải cân nặng hay chiều cao, giúp con tận hưởng hành trình lớn lên một cách thoải mái, đầy yêu thương mới là điều con cần nhất.