Chateau Dalat và VangĐàlạt của Nhà làm Vang Ladofoods giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường Vang nội

(Tổ Quốc) - Mặc dù ngành F&B chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19 và nghị định 100/2019 với các hạn chế về quy định sử dụng đồ uống có cồn, các số liệu thống kê tiêu thụ vẫn cho thấy triển vọng tăng trưởng sôi động của thị trường rượu vang Việt Nam 2020.

Sơ lược về bức tranh toàn cảnh ngành vang Việt Nam

Ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành hàng FMCG có tiềm năng tăng trưởng nhanh. Trên thị trường thức uống, nhóm đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang, rượu mạnh) là ngành hàng chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán lẻ. Báo cáo tổng hợp về ngành Đồ uống trong năm 2019 của công ty nghiên cứu thị trường VIRAC cho biết sản xuất rượu vang tại Việt Nam đạt 62.39 triệu lít và lượng tiêu thụ đạt 60.9 triệu lít, tăng 8.83% so với 2018.

Được đánh giá là thị trường rượu vang màu mỡ bậc nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng 10%/năm, Việt Nam đang là sân chơi tiềm năng của các nhà làm vang nổi tiếng trên thế giới, dẫn đầu về số lượng tiêu thụ là Pháp, Chile, Italia,… và các thương hiệu nổi bật trong nước như Ladofoods, Đà Lạt Beco, Vĩnh Tiến, Passion...

Theo thống kê của Hiệp hội Rượu Bia và Nước giải khát Việt Nam, hiện có hơn 15 doanh nghiệp sản xuất và đóng chai rượu vang với sản lượng mỗi năm tăng khoảng 12 - 13 triệu lít. Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành F&B Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch toàn cầu Covid-19, trong đó nhóm ngành đồ uống có cồn

Vang đang là phân khúc hấp dẫn?

Chiếm 35% dân số Việt Nam là người tiêu dùng trẻ, hay còn gọi là thế hệ millennials (dưới 30 tuổi) với mức thu nhập khá và nhu cầu chi tiêu cho chất lượng sống ngày càng tăng cao. Nhóm người dùng này cũng chính là thị trường mục tiêu của ngành bia rượu.

Tuy nhiên, khi giải mã sâu hơn về hành vi tiêu thụ thức uống có cồn của người Việt trong 10 năm trở lại đây, giới khảo sát đánh giá mức tiêu thụ bia năm 2020 sẽ giảm do người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người trẻ đang ngày càng có ý thức hơn về các vấn đề sức khỏe. Họ có xu hướng chuyển từ các thức uống có cồn truyền thống như bia sang sản phẩm an toàn, thân thiện và tốt cho sức khỏe hơn như rượu vang.

Sự lên ngôi của phong cách sống hiện đại và nhu cầu trải nghiệm của nhóm người tiêu dùng trẻ trong những năm gần đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường vang Việt Nam. Với đa dạng sự lựa chọn về chủng loại, nguồn gốc, giá cả, vang không chỉ còn dành cho giới thượng lưu hay doanh nhân mà đã trở thành thức uống của đông đảo tầng lớp người dùng Việt.

Sân chơi thênh thang của thương hiệu Việt

Bức tranh đa diện của thị trường vang đã có sự dịch chuyển đáng kể từ các thương hiệu ngoại nhập sang thương hiệu Việt. Nếu như trước đây tâm lý ưa chuộng hàng ngoại hơn hàng nội đã giúp các "cường quốc" như Pháp, Italia, Chile,… chiếm lĩnh thị trường ở phân khúc cao cấp, vang nội địa chỉ phục vụ phân khúc phổ thông giá rẻ, thì giờ đây tình hình đã khác bởi sự xuất hiện khởi sắc của các nhà làm vang chuyên nghiệp Việt Nam.

Kế thừa tinh hoa và bí quyết của người Pháp khi xây dựng xưởng rượu Lafaro tiên phong ở Đà Lạt từ thế kỷ 19, Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Ladofoods đã tiếp tục giữ gìn và phát huy với định hướng bước vào thị trường vang quốc tế. Theo báo cáo của Vietnam Report công bố hồi tháng 9 vừa qua, Ladofoods xếp thứ 7 trong Top 10 công ty uy tín nhóm ngành Đồ uống có cồn năm 2020.

Chateau Dalat và VangĐàlạt của Nhà làm Vang Ladofoods giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường Vang nội - Ảnh 1.

Ladofoods có mặt trong Top 10 công ty uy tín 2020 nhóm ngành Đồ uống có cồn (theo Vietnam Report)

Là doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình trồng nho vang theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu, Ladofoods hiện đang nắm giữ kỷ lục về số lượng giải thưởng quốc tế và đồng thời là thương hiệu tiên phong tại Việt Nam có vùng nguyên liệu cùng quy trình sản xuất 100% "made in Vietnam".

Chateau Dalat và VangĐàlạt của Nhà làm Vang Ladofoods giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường Vang nội - Ảnh 2.

Vùng nguyên liệu Ladora Winery Vineyard rộng 25 ha tại Ninh Thuận của nhà làm vang Ladofoods

Mang ước mơ vươn tầm quốc tế ngay từ khi thành lập, Ladora Winery đã dày công nghiên cứu và đưa về những giống nho phù hợp với điều kiện của thổ nhưỡng Việt Nam. Song song với việc sở hữu vùng nguyên liệu chất lượng cao, Ladofoods còn sở hữu nhà máy sản xuất rượu vang rộng 6 ha với cơ sở vật chất hiện đại và hầm ủ vang đạt chuẩn châu Âu với trữ lượng lớn bậc nhất Việt Nam.

Chateau Dalat và VangĐàlạt của Nhà làm Vang Ladofoods giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường Vang nội - Ảnh 3.

Hầm ủ vang dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam đặt tại Đà Lạt, Lâm Đồng của Ladofoods do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập năm 2019.

Mới đây, Ladofoods là một trong 124 doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia nhiều năm liền được Bộ Công thương công nhận. Lễ công bố vừa diễn ra ngày 25/11/2020 vừa qua. Với chiến lược phát triển sáng tạo đa dạng sản phẩm, phong phú hương vị và dành cho mọi đối tượng, Ladofoods cho thấy tham vọng làm chủ thị trường vang nội địa khi liên tục tung ra những sản phẩm mới chiều chuộng khẩu vị người Việt như vang Chile Santa Rafa, vang hồng Secret dành cho phái nữ.

Chinh phục hàng loạt giải thưởng quốc tế với những chai rượu Chateau Dalat thượng hạng, có thể thấy rằng những thương hiệu tiên phong như Ladofoods đã mở đường cho sự phát triển của ngành vang Việt. Ngay trên tại mảnh đất chữ S này, các thương hiệu Việt với tầm nhìn và chiến lược dài hạn, hoàn toàn có thể theo đuổi ước mơ ghi danh Việt Nam vào bản đồ Vang thế giới.

Chateau Dalat và VangĐàlạt của Nhà làm Vang Ladofoods giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường Vang nội - Ảnh 4.

Vang nguyên thủ Chateau Dalat Signature Shiraz được chọn chiêu đãi tại Apec 2017

Ánh Dương

Tin mới