Chị em à, tán phét hay trao đổi công việc với sếp đều không nên chấm cuối câu và đây là lý do

(Tổ Quốc) - Hoá ra nghệ thuật giao tiếp với cấp trên và thậm chí là cả đồng nghiệp đều phải tinh tế từ những tiểu tiết nhỏ nhất!

Trên đời này có 2 kiểu người: Đầu tiên là những nhân viên nói chuyện thoải mái với sếp, chém gió trên trời dưới biển, dùng biết bao icon, ngôn ngữ trẻ trung, bắt trend... vượt qua cả giới hạn của tuổi tác. Song kiểu thứ hai là dù có vui vẻ hay nghiêm túc thì vẫn sẽ rất... lễ phép và lịch sự.

Sự lịch thiệp đối với kiểu người thứ 2 thường được thể hiện qua vài đặc điểm, chẳng hạn kết thúc câu bằng "ạ", không dám dùng icon, thưa gửi rõ ràng, cú pháp chuẩn chỉnh... và tất nhiên không thể bỏ qua dấu chấm hết câu.

Từ thời còn bé tí khi đi học, ai nấy đều được dạy khi hết câu thì phải chấm thật rõ ràng để tách biệt với những ý sau. Xuyên suốt những năm lớn lên và trưởng thành, điều này vẫn là rất bình thường, được xem như luật bất di bất dịch.

Chị em à, tán phét hay trao đổi công việc với sếp không nên dùng dấu chấm hết câu và đây là lý do sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Nhưng nói cho bạn biết một sự thật bất ngờ đây: Không nên dùng dấu chấm hết câu khi nhắn tin với cấp trên, đồng nghiệp nha!

Đơn giản, chính dấu chấm hết câu có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của lời hội thoại

Theo các chuyên gia ở một trường Đại học tại Mỹ, con người sẽ có cách đọc sách, giấy tờ khác với đọc nội dung một đoạn tin nhắn văn bản. Và đó là nguồn cơn của việc dấu chấm hết câu sẽ làm sai lệch đôi chút nội dung. Cụ thể hơn, dấu chấm hết câu có khả năng thể hiện một phần cảm xúc của người nhắn.

Chị em à, tán phét hay trao đổi công việc với sếp không nên dùng dấu chấm hết câu và đây là lý do sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Giữa chấm than và chấm hết câu thì cảm xúc thể hiện đã rất khác rồi đúng không?

Một nghiên cứu khác của trang The Mirror cũng chỉ ra dấu chấm hết câu có thể làm thay đổi nghĩa hoàn toàn đoạn văn bản trong nhắn tin và hơi... thô lỗ. Nghiên cứu trên được thực hiện bởi Giáo sư Tâm lý học Celia Klin từ Đại học Binghamton ở New York vào năm 2016 để tìm hiểu cách diễn đạt dấu câu.

Celia Klin chia sẻ: "Trong những văn bản trang trọng, chẳng hạn bài luận hoặc tiểu thuyết, dấu chấm câu có ý nghĩa tách biệt giữa các ý và nó mang chức năng ngữ pháp nhất định. Vài dấu kết thúc câu còn mang chức năng tu từ.

Ấy vậy nhưng đọc tin nhắn chẳng giống đọc sách đâu! Thay vì dấu chấm, hãy để 1 icon cười vui vẻ hoặc biểu tượng "^^" là bạn đã khiến cho giọng điệu tích cực lên nhiều rồi."

Sự khác biệt giữa dấu chấm hết và các loại dấu "cute, đáng yêu" khác

Chị em à, tán phét hay trao đổi công việc với sếp không nên dùng dấu chấm hết câu và đây là lý do sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 3.

Một ví dụ khác cho thấy sự khác biệt khi có dùng và không dùng dấu chấm hết câu.

Nhóm nghiên cứu của Celia cũng đang thực hiện thêm nhiều khảo sát về cách con người nhắn tin sao cho tinh tế nhất vì đây là một hoạt động thường nhật vô cùng quan trọng.

Nhưng chị em hãy cứ thử suy nghĩ kỹ về điều này nhé, biết đâu từ ngày mai nếu bạn thay đổi thì cấp trên lẫn đồng nghiệp cũng sẽ thân thiện hơn thì sao?

Chị em à, tán phét hay trao đổi công việc với sếp không nên dùng dấu chấm hết câu và đây là lý do sẽ khiến bạn bất ngờ - Ảnh 5.

M.B

Tin mới