Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng

Huỳnh Đức | 11-08-2022 - 23:19 PM

(Tổ Quốc) - Trong hàng thập kỷ đấu tranh để bảo vệ quyền trẻ em, bà Kim In-suk đã tìm kiếm và đề xuất ra một nguyên tắc dạy con cực hiệu quả mang tên: "Positive Discipline" (Kỷ luật tích cực).

Cho những ai chưa biết, Kim In-suk là giám đốc Trung tâm Quyền trẻ em Trung ương do Tổ chức Quyền trẻ em Quốc tế điều hành. Trong hàng thập k đấu tranh để bảo vệ quyền trẻ em, bà đã tìm kiếm và đề xuất ra một nguyên tắc dạy con cực hiệu quả mang tên: "Positive Discipline" (Kỷ luật tích cực). 

Bà từng chia sẻ:“Khi con bạn mắc lỗi, đừng nghĩ đến đòn roi trước tiên. Thay vào đó, hãy đặt mình vào vị trí của trẻ. Sau đó, hãy nói chuyện với chúng và tìm ra cách giải quyết vấn đề ”.

Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng - Ảnh 1.

Kim In-suk

Sau khi nghiên cứu kỹ hơn về phương pháp dạy con do Kim In-suk đề xuất, Giáo sư tâm lý học lâm sàng trẻ em - Joanne Durant đến từ Đại học Manitoba, Canada đã chỉ ra rằng: "Tôi đã nghe Giám đốc Kim nói về phương pháp 'kỷ luật tích cực', đó là một phương pháp mà bạn nên biết để nuôi dạy trẻ thành công. Nó đề cao vai trò của cha mẹ trong việc giúp trẻ sửa chữa lỗi lầm".

Bước chân vào thế giới của con

Khi một đứa trẻ phạm lỗi, giám đốc Kim nhấn mạnh hãy quan sát tình hình từ góc nhìn của con, thâm nhập vào thế giới trẻ thơ non nớt và có phần nổi loạn của chúng. Lúc đó, cha mẹ có thể hiểu nguyên nhân xuất phát của hành vi và tìm được cách giao tiếp hiệu quả hơn với con trẻ. Để chứng minh cho luận điểm này, Kim In-suk đã nêu ví dụ về một đứa trẻ ba tuổi đánh rơi chiếc bàn chải đánh răng của bố vào bồn cầu. 

“Nếu bạn giơ gậy lên đ đánh hay mắng mỏ nặng lời với trẻ, thì trên một góc độ nào đấy, phương pháp bạo lực bằng đòn roi này sẽ tạm thời có tác dụng. Nhưng lâu dần phương pháp này sẽ có những 'tác dụng phụ' và từ đó kéo theo vô vàn tác động tiêu cực, thái độ thụ động trong trẻ. 

Thay vào đó, phụ huynh cần hiểu rằng đứa trẻ gây ra hành vi đó không hề biết gì về vi khuẩn trong nhà vệ sinh, chi phí để mua chiếc bàn chải đánh răng, hoặc những sự cố v hệ thống ống nước sẽ xảy đến nếu chiếc bàn chải bị tắc... Đây là hàng loạt tác động không đáng có khi chiếc bàn chải kia rơi vào bồn cầu, lúc này cha mẹ sẽ đóng vai là người giảng giải để nói cho trẻ về những hệ lụy đó”, Kim In-suk chia sẻ.

Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Muốn vậy, cha mẹ cần đặt ra mục tiêu dài hạn và định hình tính cách cho con mình trong tương lai (một người chu đáo, một người lương thiện...) và sửa đổi hành vi của trẻ cho phù hợp với định hướng giáo dục. Hãy nhớ rằng, cách hành xử của cha mẹ sẽ tác động và định hình nên tính cách của con, vậy nên việc giáo dục con cái không thể cẩu thả mà cần có sự chú tâm của bậc phụ huynh.

Hãy luôn thấu hiểu 

Giám đốc Kim cho rằng, nếu cha mẹ đã thấu hiểu lỗi lầm của trẻ dựa trên quan điểm của chúng, thì bước tiếp theo phụ huynh nên đưa cho con mình hướng giải quyết theo từng bước một. 

“Đánh, trừng phạt, giận dữ và làm nhục trẻ em sẽ tước đi cơ hội phản ánh hành động của trẻ em. Bạn phải cung cấp cho họ lý do và quy tắc, đồng thời giúp họ nhận ra hành động của mình gây hại cho người khác như thế nào”, giám độc Kim nhận định. 

Ví dụ, cha mẹ nên giải thích cho con rằng tại sao không nên cho bàn chải đánh răng vào bồn cầu và chúng phải chịu trách nhiệm nếu vô tình làm hỏng đồ đạc của người khác.

Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trao quyền tự quyết định cho trẻ

Nếu trẻ nhận ra vấn đề, bạn nên hỏi xem trẻ nghĩ gì và hướng giải quyết của chúng cho những hành động mà bản thân đã gây ra. Cha mẹ không nên ép con cái đưa ra quyết định và bắt chúng thay đổi hành vi. 

“Hãy hỏi một cách ân tình về cách chúng giải quyết vấn đề như thế nào. Đó chỉ đơn giản là hỏi 'con nghĩ sao về hành vi đấy?', 'con sẽ giải quyết chúng như thế nào?'. Từ đó, cha mẹ sẽ đóng vai là người gỡ rối và định hướng giải quyết cho con. Cách này thật sự rất thần kỳ bởi nó sẽ giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ đồng thời cho phép trẻ chủ động giải quyết vấn đề hơn", Giám đốc Kim nói.

Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Ngay cả những cách giải quyết giống nhau cũng có những ý nghĩa khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ từng đặc điểm trong mỗi giai đoạn phát triển của con và cung cấp cho chúng định hướng phù hợp.

Đừng quên khen ngợi

Khen ngợi rất quan trọng khi trẻ nhận ra lỗi lầm và biết cách sửa chữa. Sự khen ngợi của cha mẹ sẽ khiến trẻ trở nên lạc quan hơn và cải thiện hành vi của mình theo chiều hướng tích cực.

Kim In-suk bày tỏ:“Bạn cần đưa ra phản hồi bằng cách khen ngợi đứa trẻ và đứng ngần ngại mua lại một chiếc bàn chải đánh răng mới. Bởi lẽ, con đã giải thích lỗi lầm của mình và xin lỗi về hành vi đã gây ra".

Chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc khẳng định: Cha mẹ càng áp dụng hiệu quả phương pháp kỷ luật này, tương lai con sẽ càng tươi sáng - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Điều này có nghĩa là bạn nên làm cho con cảm thấy tự hào bằng cách khen ngợi chúng. Nhìn thấy phản ứng tích cực của bậc phụ huynh khiến đứa trẻ cảm thấy mình đang tôn trọng cha mẹ và cha mẹ cũng đang tôn trọng chính mình. Sau đó, chúng sẽ mắc ít sai lầm hơn.

*Theo JoongAng

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM