Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà "kẻ thù lớn nhất lại là chính mình": Thực tế chỉ ra người càng kém cỏi thì càng cố chấp làm điều này

(Tổ Quốc) - Để có được chỗ đứng cho bản thân, điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là vượt qua được giới hạn nhận thức của chính mình.

1. Một người có mức độ nhận thức càng thấp thì càng cứng đầu

Matthew Shepherd, một nhà khí tượng học đã làm việc cho NASA 12 năm đã có bài phát biểu tại TED: "Sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải là chỉ nhìn vào những ý kiến ủng hộ quan điểm của mình và lờ đi mọi lời phản bác. Nói cách khác, tôi bị hạn chế bởi nhận thức của chính mình".

Thực tế là "bán kính nhận thức" càng nhỏ thì tầm nhìn càng bị thu hẹp.

Có câu chuyện được chia sẻ bởi nhân viên truyền thông như sau: Một ngày, cô gặp phải sự cố về dữ liệu khi đàm phán công việc với đồng nghiệp trong công ty. Đối phương cho rằng dữ liệu bất thường chắc hẳn là nguyên nhân từ hỏng hóc thiết bị.

Dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, cô tin rằng nguyên nhân nằm ở bộ phận khác. Sau đó, cô đi kiểm tra hồ sơ bảo trì của thiết bị và chỉ ra một số yếu tố khả thi nhất. Tuy nhiên, dù cô có trình bày như thế nào thì bên kia vẫn cho rằng sự cố thiết bị là nguyên nhân gây ra sai dữ liệu.

Đối mặt với một người cứng đầu như vậy, cô gái trẻ vô cùng tức giận. Nhưng cô nhanh chóng bình tĩnh lại và tìm ra điểm mấu chốt: Trình độ nhận thức quyết định cách suy nghĩ. Cũng giống như đồng nghiệp của cô, khi phát hiện ra dữ liệu bị sai, phản ứng đầu tiên là đổ lỗi cho thiết bị.

Dù cô có bằng chứng đầy đủ đến đâu thì quan điểm của anh ta cũng không thay đổi. Mức độ nhận thức của một người càng thấp thì ý tưởng càng bị bó hẹp và con người trở nên bảo thủ.

Trong nhiều trường hợp, thứ thực sự kìm hãm chúng ta không phải định kiến của thế giới bên ngoài mà là xiềng xích của nhận thức. Như nhà văn Chu Linh đã viết trong cuốn "Khai mở động lực để thay đổi bản thân": "Sự khác biệt cơ bản giữa con người với nhau là sự khác biệt về khả năng nhận thức".

Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà kẻ thù lớn nhất lại là chính mình: Thực tế chỉ ra người càng kém cỏi thì càng cố chấp làm điều này - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Một số người biết cách chủ động lắng nghe ý kiến của người khác và tiếp tục tiếp thu những ý tưởng mới ngay sẽ sớm hoàn thiện bản thân hơn. Trong khi đó những người cứng đầu sẽ tự giam mình trong cái kén nhận thức hạn hẹp.

2. Mức độ nhận thức quyết định tầm cao

Trên Douban, có một nhóm gọi là "chiến tranh nhận thức", trong đó có một câu: "Điều thực sự giới hạn cuộc sống của chúng ta không bao giờ là nghèo đói về kinh tế, mà là những trở ngại về nhận thức".

Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải là năng lực, không phải xuất thân mà là trình độ nhận thức. Trong cuốn sách "Con đường đến tự do tài chính" có một câu chuyện như sau: Peter sinh ra tại một khu ổ chuột ở miền Tây nước Mỹ, cả cha và mẹ của anh đều là những kẻ nghiện ngập.

Anh lớn lên trong nỗi sợ hãi đói khát, chất kích thích và bệnh tật. Cả gia đình của Peter chỉ có thể sông dựa vào quỹ cứu trợ của chính phủ. Những người bạn sống chung trong khu ổ chuột với với anh rằng: "Chúng ta chỉ có thể đi theo con đường cũ của cha mẹ, không còn lối thoát nào khác".

Nhưng Peter nói: "Không, chúa ban cho chúng ta sự sống, suy nghĩ, trí tuệ để có thể hiểu rõ hơn và sau đó thay đổi thế giới. Chúng ta không thể bị mắc kẹt bởi sự nghèo đói trước mặt". Với niềm tin này, Peter bắt đầu cuộc chiến của chính mình.

Anh làm đủ nghề tư bán báo, rửa bát, đóng vai hề đến hát rong... Một ngày Peter nhìn thấy một đoạn video của một blogger du lịch. Vì vậy, anh đã lên ý tưởng và đăng tải một video lên tài khoản xã hội của mình về cuộc sống hàng ngày ở khu ổ chuột. Kết quả là những video của anh nhận được sự quan tâm lớn chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng.

Với lượng truy cập ngày càng tăng, một số công ty Internet đã chủ động đến gặp anh để bàn chuyện hợp tác kinh doanh. Sau đó, anh trở thành một blogger với hàng triệu người hâm mộ, thu nhập hàng trăm nghìn USD mỗi năm.

Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà kẻ thù lớn nhất lại là chính mình: Thực tế chỉ ra người càng kém cỏi thì càng cố chấp làm điều này - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Mức độ nhận thức của một người quyết định kết quả của cuộc đời của mỗi người. Cũng giống như Peter, anh ấy không giống như cha mẹ mình, nghiện ngập và chìm trong nghèo đói. Ngược lại, anh tin chắc rằng mình có thể vượt qua gông cùm của nghèo khó và tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Vì vậy, mặc dù lớn lên cùng bố mẹ và bạn bè trong khu ổ chuột, cuối cùng Peter cũng có thể bước ra khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo.

3. Khả năng nhận thức là giới hạn cuối cùng

Bodo Schaefer, nhà đầu tư được mệnh danh là "Huấn luyện viên kiếm tiền số 1 Châu Âu", có một câu nói nổi tiếng: "Những thay đổi sâu sắc xảy ra ở năm cấp độ, trong đó quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của bản thân."

Những người bị mắc kẹt trong quan điểm bảo thủ sẽ bị kìm hãm trong nghèo đói. Trong khi đó những người ở tầm cao nhận thức sẽ tự nâng cấp cuộc sống của chính mình.

Vậy, làm thế nào để phá bỏ cái kén nhận thức và đạt được bước tiến nhảy vọt trong tư duy?

Chuyển đổi từ vùng an toàn sang mạo hiểm

Các nhà xã hội học chia nhận thức của con người thành ba vùng: Vùng thoải mái, vùng kéo dài và vùng mạo hiểm. Những người thực sự có tài năng sẽ đưa bản thân từ vùng thoải mái sang vùng mạo hiểm.

Để mở mang kiến thức, chúng ta cần học cách đọc nhiều, tiếp xúc với những người có trình độ cao và không ngừng khám phá. Trong quá trình này, bán kính của vùng nhận thức sẽ tiếp tục mở rộng, và vùng mạo hiểm ban đầu sẽ dần trở thành vùng kéo dài, hoặc thậm chí là vùng thoải mái mới.

Điều này cho phép mở rộng ranh giới suy nghĩ của bản thân và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn.

Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà kẻ thù lớn nhất lại là chính mình: Thực tế chỉ ra người càng kém cỏi thì càng cố chấp làm điều này - Ảnh 3.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Nâng cấp từ học tập thụ động lên học tập chủ động

Hầu hết chúng ta đều quen với việc học thụ động và suy nghĩ thụ động. Khi ở trường, chúng ta học theo kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sau khi đi làm thì thực hiện theo chỉ đạo của tổ trưởng.

Nhưng các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ lưu giữ thông tin mà mọi người có được thông qua học tập chủ động cao hơn nhiều so với học tập thụ động. Những thay đổi thực sự diễn ra từ bên trong ra bên ngoài, chúng ta nên làm mới phương pháp học tập để công sức bỏ ra thu về kết quả xứng đáng.

Muốn gạt bỏ mọi lo toan bộn bề của cuộc sống, trước hết bạn phải nâng cao nhận thức của mình. Chỉ bằng cách lột bỏ cái kén nhận thức, chúng ta mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc ở thực tại.

Theo Abolouwang

Thuỳ Anh

Tin mới